Phát Triển Kinh Tế Từ Chăn Nuôi Gia Cầm

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xóm 13 phường Ỷ La Thị xã Tuyên Quang đã tích cực phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng...
Điển hình là gia đình ông Hoàng Trần Cớ, tổ 13 phường Ỷ La là người đi đầu trong phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà thịt và nuôi vịt để trứng. Năm 1995, ông bắt đầu với nghề chăn nuôi gà thịt và nuôi vịt đẻ trứng; những ngày đầu mới bước vào nghề, do chưa nắm được kỹ thuật và kinh nghiệm chăn nuôi và phòng chống bệnh dịch nên đàn gà, vịt của gia đình chậm lớn, thường bị mắc các loại bệnh truyền nhiễm, tỷ lệ chết cao, gây thiệt hại về kinh tế...
Nhiều đêm trăn trở, suy nghĩ làm sao để chăn nuôi của gia đình phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao; làm thế nào để phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, vịt để không mắc bệnh tật và tăng trọng nhanh...Những lần ấy ông phải tìm đến cán bộ khuyến nông để được tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh cho đàn gà, vịt... đồng thời tìm hiểu và học hỏi thêm kiến thức trên sách báo và thăm quan các mô hình chăn nuôi giỏi ở các địa phương khác...Từ đó gia đình ông đã có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế trong việc chăn nuôi gà, vịt của gia đình.
Với sự cần cù, chịu khó, kiên trì, không chịu lùi bước trước khó khăn; đồng thời được cán bộ thú y và khuyến nông tận tình hướng dẫn và giúp đỡ; gia đình ông tập trung thực hiện tốt khâu vệ sinh chuồng trại khu vực chăn nuôi; vệ sinh sạch sẽ máng ăn, máng uống; định kỳ khử trùng tiêu độc chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng và vôi bột; thực hiện tốt công tác tiêm phòng bệnh cho gia cầm bằng các loại vắc xin như: Dịch tả vịt, Tụ huyết trùng, Gumboro, bệnh cầu trùng để phòng bệnh cho đàn gà, vịt...
Từ đó chăn nuôi của gia đình ông đã dần ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm gia đình ông chăn nuôi từ 3-4 lứa gà thịt, mỗi lứa nuôi từ 200 đến 300 con; sau thời gian nuôi 70 đến 75 ngày tuổi được xuất bán với trọng lượng trung đìbình đạt 1,8 đến 2kg/con...
Cùng với chăn nuôi gà thịt ông còn đầu tư phát triển chăn nuôi vịt để trứng; với đàn vịt hàng năm có từ 300 đến 400 con vịt đẻ trứng, với giống vịt siêu trứng có tỷ lệ đẻ trứng cao, thời gian đẻ trứng kéo dài, cho thu nhập ổn định và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.
Không chỉ giỏi về chăn nuôi gà thịt và vịt đẻ trứng, gia đình ông còn tập trung phát triển sản xuất lúa, ngô, rau đậu các loại...Để đạt được năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ông luôn đầu tư chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, bón đủ lượng phân chuồng và phân hoá học, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời...Với 14 sào ruộng 2 vụ lúa, mỗi năm thu được từ 5 đến 6 tấn thóc; 2 sào đất trồng ngô, khoai và rau đậu các loại... Mỗi năm tổng thu nhập từ trồng trọt và chăn nuôi; trừ mọi chi phí gia đình ông cũng thu được từ 60 đến 70 triệu đồng/năm.
Với đức tính cần cù chịu khó và tinh thần lao động sáng tạo, không cam chịu đói nghèo, gia đình ông đã vươn lên phát triển kinh tế từ chăn nuôi gà, vịt; nuôi các con khôn lớn trưởng thành và mua sắm được nhiều tiện nghi sinh hoạt đăt tiền... Trong cuộc sống, gia đình ông luôn chấp hành tốt quy định của địa phương, thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn kinh nghiệm chăn nuôi cho các hộ gia đình trong thôn xóm để cùng nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm

Giá đường giảm và giảm đến mức nào? Đó là câu hỏi mà các nhà máy đường tự hỏi và hỏi lẫn nhau, nhưng rồi ai cũng lắc đầu vì... bí!

Bình quân cứ 4 - 4,5 kg nhái tươi sẽ cho một kg khô. Giá nhái khô hiện thời 540.000 đ/kg, còn vào dịp Tết khô nhái lên 650.000 đ/kg mà không có hàng để bán.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có gần 85% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản phải sử dụng máy nổ, vì chưa có nguồn điện lưới phục vụ. Điều này dẫn đến giá thành cao, hiệu quả kinh tế thấp, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc tăng giá nguyên liệu đầu vào, làm giảm năng lực cạnh tranh của các nhà máy chế biến thủy sản trong tỉnh và vùng ĐBSCL.

Sáng 31/3, tại TP Tuy Hòa, Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chuyên đề Quản lý và phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm tại các tỉnh Duyên hải miền Trung.

Thời điểm thu hoạch càphê niên vụ 2013-2014, giá càphê nhân trên thị trường Tây Nguyên đạt 34.000 đồng/kg, thậm chí có lúc chỉ còn 31.000 đồng/kg, khiến đa phần nông dân không dám bán mà cất trữ, chờ giá lên. Hiện tại, giá càphê nhân tại đây tăng lên 40.900 - 41.600 đồng/kg nên bà con đồng loạt bán ra thị trường.