Tập Huấn Kỹ Thuật Chăn Nuôi Vịt Thịt An Toàn Sinh Học

Trong 3 ngày (từ 19 - 21/8/2012), Tại hội trường Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bạc Liêu đã phối hợp cùng Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật chăn nuôi vịt thịt an toàn sinh học”. Có 30 học viên là những hộ chăn nuôi vịt ở xã Phong Thạnh Đông, huyện Giá Rai dự học.
Đây là lớp học thứ 5 nằm trong Dự án phát triển chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chủ trì trong 3 năm (2011 -2013).
Nội dung khóa tập huấn tập trung vào những quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về điều kiện đảm bảo trại chăn nuôi thủy cầm an toàn sinh học như: xây dựng trại chăn nuôi; chất lượng con giống, thức ăn, nước uống; chăm sóc, vệ sinh thú y, các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; chăn nuôi kết hợp vịt cá; phát hiện bệnh kịp thời và cách phòng trị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi quy mô nhỏ.
Khóa tập huấn giúp bà con nắm được những kỹ thuật cơ bản để áp dụng vào chăn nuôi nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí, tăng thu nhập, giảm thiểu tối đa việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người chăn nuôi cũng như người tiêu dùng, xóa dần tập quán chăn nuôi truyền thống, chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất tại địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.

Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trời xế trưa, vừa đánh chiếc xe tải cua vào sân, anh Trần Như Thi, thôn Hoà Luật Nam, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ mở cửa xe bước xuống nở nụ cười tươi rói, khoe với vợ: "Hôm ni trúng mánh, trừ mọi chi phí cũng kiếm lời được cả triệu đồng tiền bán rau...".