Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Nuôi Rắn

Phát Triển Kinh Tế Gia Đình Từ Nuôi Rắn
Ngày đăng: 09/09/2013

Đến xã Thống Nhất, Hoành Bồ (Quảng Ninh) hỏi thăm gia đình anh Trương Công Quân không ai là không biết bởi anh được xem là người đi tiên phong trong việc chọn con rắn để phát triển kinh tế.

Sinh ra và lớn lên tại Chí Linh (Hải Dương), năm 2006, sau khi lập gia đình, Trương Công Quân cùng vợ quyết định đến thôn Khe Khoai, xã Thống Nhất, Hoành Bồ để lập nghiệp. Trải qua nhiều nghề từ làm nông, lái xe thuê… mà kinh tế gia đình cũng không khá hơn. Vốn có kinh nghiệm nuôi rắn từ khi còn ở quê nhà và thấy ở Khe Khoai này có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi rắn, năm 2008 Trương Công Quân vay mượn 200 triệu đồng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi rắn.

Quân cho biết: “Ngay sau khi làm xong chuồng trại, bước đầu tôi mua 200 con rắn, chủ yếu là rắn hổ mang và rắn hổ trâu về nuôi bởi đây là 2 loại rắn dễ nuôi, con giống dễ kiếm mà giá bán lại cao. Nuôi rắn điều quan trọng trước tiên là xây dựng chuồng trại, vì đây là những loại rắn độc, làm chuồng không cẩn thận kín đáo, vừa nguy hiểm lại vừa mất vốn khi rắn bò ra ngoài.

Với rắn hổ mang phải nuôi bằng chuồng riêng biệt, chuồng nuôi được xây cao 50cm, rộng 50cm, trên đậy nắp bê tông có quây kín lưới mắt nhỏ. Còn loại hổ trâu thì nuôi ở ngoài trời trên diện tích 30m2, chiều cao của tường khoảng 2m, xung quanh được trát nhẵn, ở giữa xây ô nhỏ che cho rắn ở. Thức ăn của rắn cũng rất dễ kiếm, rắn chủ yếu ăn cóc, ếch, nhái, chuột, nhưng chủ yếu là cóc. Nuôi rắn không giống như nuôi loài khác, rắn tiêu hoá chậm, thường 3-4 ngày mới cho ăn một lần.

Việc nuôi rắn sinh sản có khác biệt hơn chút ít, rắn sinh sản thì cho ăn ít hơn, hạn chế để rắn béo, như vậy sẽ ảnh hưởng tới sinh sản của rắn. Đặc trưng của rắn hổ mang và hổ trâu khi ấp trứng phải mất 60 ngày, để nuôi một con rắn từ lúc nở đến lúc trưởng thành có cân nặng từ 2,5-3kg phải mất tới 3 năm”.

Từ 200 con rắn nuôi vào năm 2008, đến nay Quân đã có 1.000 con rắn các loại, trong đó có 300 con rắn sinh sản. Hằng năm anh có thể cung cấp khoảng 1.000 con rắn giống ra thị trường. Quân, chia sẻ: Mặc dù rắn có giá bán cao thật đấy (khoảng 700.000 đồng/kg) nhưng để nuôi rắn cũng rất tốn kém.

Với số lượng 1.000 con rắn hiện tại của tôi, mỗi lần cho ăn phải mất hơn 1 tạ cóc, mà cóc bây giờ cũng phải 60.000 đồng/kg. Hiện nay gia đình anh Quân là nơi cung cấp rắn giống cho nhiều cơ sở nuôi rắn ở trong và ngoài tỉnh, đồng thời, anh cũng cung cấp rắn thịt ra thị trường. Từ việc nuôi rắn này mỗi năm trừ chi phí gia đình anh cũng thu nhập trên 200 triệu đồng.


Có thể bạn quan tâm

Những “Hai Vuông” Thành Công Trong Sản Xuất Lúa Những “Hai Vuông” Thành Công Trong Sản Xuất Lúa

Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho việc gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, ông Nguyễn Thanh Bình, ấp Tân Hoà và ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, lại tiếp tục xuống giống thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm.

21/10/2014
Niên Vụ Cà Phê 2014 - 2015 Dự Kiến Năng Suất Tăng, Sản Lượng Giảm Niên Vụ Cà Phê 2014 - 2015 Dự Kiến Năng Suất Tăng, Sản Lượng Giảm

Hiện gia đình chỉ mới thu bói một ít và đã bán với giá 7.500 đồng/kg cà phê tươi, cao hơn thời điểm này năm trước 2.000 đồng/kg. Ông Ki chia sẻ thêm, cũng như mọi năm vì quỹ đất của gia đình đã hết, không có đất làm sân phơi nên thường thu hoạch đến đâu thì sẽ bán ngay cho đại lý và cũng không ký gửi tại đại lý.

21/10/2014
Từ Đầu Năm Đến Nay, Cả Nước Xuất Khẩu Hơn 4,9 Triệu Tấn Gạo Từ Đầu Năm Đến Nay, Cả Nước Xuất Khẩu Hơn 4,9 Triệu Tấn Gạo

Hiện giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài 5.750 - 5.850 đồng/kg. Dự báo hết năm 2014, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước ước khoảng 25,48 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa hơn 17 triệu tấn, tương đương hơn 8,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu...

21/10/2014
Hàng Trăm Hécta Rừng Thông Ở Quảng Bình Bị Sâu Róm Ăn Trụi Hàng Trăm Hécta Rừng Thông Ở Quảng Bình Bị Sâu Róm Ăn Trụi

Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp đến trơ trụi. Hiện chưa có biện pháp cứu hàng trăm hécta rừng thông còn lại đang khiến người dân ngày mỗi điêu đứng.

21/10/2014
Tăng Lợi Nhuận Trên 4 Triệu Đồng/ha Nhờ Máy Gặt Đập Liên Hợp Tăng Lợi Nhuận Trên 4 Triệu Đồng/ha Nhờ Máy Gặt Đập Liên Hợp

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.

21/10/2014