Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19%

Diện tích nuôi tôm chân trắng giảm gần 19%
Ngày đăng: 15/07/2015

Ngành nuôi cá tra gặp nhiều khó khăn do xuất khẩu giảm, nắng nóng kéo dài gây dịch bệnh lên cá, đồng thời giá cá không ổn định khiến người nuôi cân nhắc kỹ hơn trước mỗi vụ nuôi. Do đó diện tích nuôi cá tra của một số địa phương có xu hướng giảm như: Hậu Giang giảm 24,2%, Tiền Giang giảm 26%, Bến Tre giảm 23,9%. Tuy nhiên, một số tỉnh sản lượng cá tra tăng so với cùng kỳ nhờ chủ động được trong sản xuất và tìm kiếm các thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống như: Tiền Giang sản lượng cá tra tăng trưởng khá đạt 19,95 nghìn tấn, tăng 18,9%, Cần Thơ đạt 59,2 nghìn tấn tăng 3,8%, tại Đồng Tháp sản lượng cá tra đạt 180,2 nghìn tấn, tăng 2% so với cùng kỳ.

Người nuôi tôm nước lợ cũng đang gặp nhiều khó khăn do thời tiết từ đầu năm không thuận lợi cho nuôi, dịch bệnh xảy ra ở một số địa phương, giá tôm nguyên liệu giảm cũng là nguyên nhân làm chậm tiến độ mở rộng diện tích nuôi ở các địa phương.

Diện tích nuôi tôm chân trắng ước đạt trên 40 nghìn ha, giảm 18,9% so với cùng kỳ, sản lượng ước đạt 103,8 nghìn tấn giảm 1,6%, trong đó vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích đạt 34,8 nghìn ha, giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái, sản lượng đạt 66,1 nghìn tấn giảm 22,2%. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng tôm chân trắng giảm mạnh như: Tiền Giang giảm 46,9% về diện tích và giảm 45,6% về sản lượng, Bến Tre giảm 33% cả về diện tích và sản lượng, Sóc Trăng giảm 41,7% diện tích và 28,3% sản lượng.

Trái với năm trước sau khi giá tôm chân trắng sụt giảm mạnh, nhiều hộ đã trở về với đối tượng truyền thống có giá trị cao hơn là tôm sú, đồng thời áp dụng mô hình nuôi kết hợp tôm sú với các loại thủy sản khác như cua, cá rô mang lại hiệu quả tương đối tốt, tăng khả năng chống chọi dịch bệnh. Diện tích tôm sú ước đạt 550 nghìn ha (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước) và sản lượng tôm sú ước đạt 111 nghìn tấn (tăng 2,9%). Một số tỉnh có diện tích lớn và sản lượng tôm tăng mạnh như: Kiên Giang tăng 11,2% diện tích và 15,7% sản lượng, Sóc Trăng tăng 2,8% về diện tích và 48,1% về sản lượng.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu Hiệu Quả Từ Khai Thác Thủy Sản Ở Bạc Liêu

Chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2013, ngư dân tỉnh Bạc Liêu đã khai thác gần 20.000 tấn thủy sản các loại, trong đó tôm đạt gần 2.800 tấn, còn lại là các loại thủy sản khác như cá và mực. Hiện tại, dù giá thủy sản không tăng so với năm trước, nhưng hầu hết ngư dân đều có lãi sau mỗi chuyến biển vì đạt sản lượng. Cụ thể, đối với tàu lưới lãi từ 1 - 3 triệu đồng/ngày, nghề lưới cá chim lãi từ 12 - 17 triệu đồng/chuyến/5 - 6 ngày; nghề lưới tôm thẻ lãi 6 - 10 triệu đồng/chuyến; nghề lưới cá chét lãi từ 10 - 15 triệu đồng/chuyến/ 3 - 4 ngày… Riêng tàu đánh bắt xa bờ, lãi từ 100 triệu đến vài trăm triệu đồng/chuyến đi biển từ 1 - 3 tháng.

19/03/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh) Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Ong Lấy Mật Ở Thạnh Tây (Tây Ninh)

Nghề nuôi ong lấy mật ở xã Thạnh Tây đã có từ khá lâu, tuy nhiên trước đây phần lớn là do Vườn quốc gia Gò Gò - Xa Mát tổ chức nuôi. Đến khoảng đầu năm 2013, khi VQG mở lớp đào tạo kỹ thuật và cung cấp con giống cho người dân ở xã Thạnh Tây thì nghề nuôi ong lấy mật mới được nông dân tiếp cận và phát triển. Tuy đây là một mô hình còn khá mới mẻ nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, giúp người dân nâng cao thu nhập.

19/03/2013
Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi Tiếp Tục Phát Triển Nuôi Cá Điêu Hồng, Cá Rô Phi

Công ty cổ phần kinh doanh thủy hải sản Sài Gòn (APT Co.) cho biết, công ty đã ký hợp đồng đại lý độc quyền và tiêu thụ nhiều mặt hàng thủy sản với thương hiệu APT tại Hàn Quốc. Ngoài ra, công ty hiện đang sản xuất thêm nhiều mặt hàng thủy sản tinh chế như chả giò, chạo tôm, há cảo… và thủy hải sản khô như cá chỉ vàng, cá điêu hồng... để chào hàng vào thị trường EU, Nhật, Hàn Quốc… Đây là nhóm mặt hàng giá trị gia tăng đem lại hiệu quả cao.

22/03/2013
Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ Cân Đối Diện Tích Nuôi Cá Tra Nguyên Liệu Và Cá Tra Giống Ở Cần Thơ

Theo Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, từ đầu năm đến nay, diện tích thả nuôi cá tra của thành phố là 667 ha bằng 96% so với cùng kỳ năm 2012. Sản lượng thu hoạch 12.095 tấn, bằng 66% so với cùng kỳ, năng suất bình quân 212 tấn/ha. Trong tháng 1 và 2, giá cá tra nguyên liệu từ 19.500 – 20.000 đồng/kg, các hộ nuôi lỗ từ 3.500 – 4.000 đồng/kg. Sang đầu tháng 3, giá cá tra nguyên liệu đã tăng lên 22.500 – 23.000 đồng/kg, các hộ nuôi hòa vốn. Về tình hình sản xuất giống cá tra, sau thời gian phát triển nóng từ năm 2012, đến nay, diện tích ương cá tra giống chỉ bằng 56 % so với cùng kỳ năm 2012 tương đương 595 ha, với sản lượng ước đạt 128 triệu con. Nguyên nhân khiến diện tích ương nuôi cá tra giống giảm là do cung vượt cầu trong năm 2012 khiến tình hình tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, giá cá tra giống loại 2 phân (2 cm) đã tăng nhẹ lên 25.000 đồng/kg nhưng nguồn thả nuôi còn thấp.

22/03/2013
Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ỡ An Phú Sản Xuất Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Ỡ An Phú

An Giang là tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, trong đó cây màu phát triển rất mạnh và còn nhiều tiềm năng. Để khai thác hiệu quả hơn tiềm năng đó, đặc biệt là tạo ra sản phẩm sạch chất lượng, năng suất cao nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, tỉnh đang triển khai mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương, trong đó huyện An Phú được chọn thí điểm 2 mô hình ở xã Phú Hữu và Khánh An.

24/03/2013