Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai

Phát Triển Bền Vững Giống Lúa Lai
Ngày đăng: 02/08/2014

Với những đột phá về năng suất, chất lượng và ưu thế nổi bật của lúa lai, sử dụng các giống lúa lai trong sản xuất là ứng dụng thành tựu khoa học nông nghiệp quan trọng của nhân loại. Tại Việt Nam, lúa lai đã được ứng dụng vào sản xuất từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20.

Từ chỗ phụ thuộc vào nguồn giống lúa lai nhập khẩu từ nước ngoài, việc sản xuất hạt giống lúa lai F1 cũng đang từng bước được các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân nước ta làm chủ. Tuy nhiên, để sản xuất hạt giống lúa lai trong nước phát triển bền vững, cần có cơ chế hỗ trợ các địa phương đầu tư xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất, chế biến hạt giống lúa lai năng suất, hiệu quả và tiêu chuẩn chất lượng tốt.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng cần điều chỉnh tăng quy mô Dự án khuyến nông về phát triển mô hình sản xuất hạt giống lúa lai F1 giai đoạn 2014 - 2016 từ 2.500 ha lên 4.000 ha để có thể đạt mục tiêu 10.000 - 11.000 tấn giống lúa F1 vào năm 2016, đáp ứng tối thiểu khoảng 70% số diện tích gieo cấy lúa lai trong nước.

Ðồng thời cho phép lập dự án khuyến nông giai đoạn 2015 - 2017 về phát triển mô hình máy sấy giống tại các vùng sản xuất giống tập trung, trước mắt là các điểm sản xuất hạt giống lúa lai F1 để đáp ứng đủ nhu cầu sấy giống, hạn chế rủi ro và thất thoát trong khâu thu hoạch và bảo quản giống.

Nhằm có giải pháp đồng bộ phát triển lúa lai bền vững, ổn định, người nông dân mong muốn các doanh nghiệp với vai trò then chốt là "bà đỡ", hỗ trợ nông dân, đầu tư thiết bị, khoa học kỹ thuật để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng giống lúa lai.

Bên cạnh đó, chương trình bảo hiểm nông nghiệp cần quan tâm, hỗ trợ nông dân phí tham gia bảo hiểm nông nghiệp, nhằm hạn chế rủi ro khi thực hiện lĩnh vực sản xuất này.

Khi có cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bộ, đúng địa chỉ, hạn chế cao nhất những rủi ro, sẽ tạo dựng được sự gắn bó của nông dân với việc sản xuất hạt giống lúa lai, từ đó lúa lai mới phát triển bền vững trên đồng đất Việt Nam.


Có thể bạn quan tâm

Nông dân Đắk Nông sản xuất tiêu sạch Nông dân Đắk Nông sản xuất tiêu sạch

Đó là hướng đi của một số hộ nông dân ở các vùng trồng tiêu trên địa bàn tỉnh Đắk Nông hiện nay, không những góp phần nâng cao giá trị sản phẩm hồ tiêu mà còn bảo đảm môi trường sản xuất, sinh hoạt.

25/08/2015
Gia Lai phát triển hồ tiêu ồ ạt lợi bất cập hại? Gia Lai phát triển hồ tiêu ồ ạt lợi bất cập hại?

Có thể nói, hồ tiêu là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao cho người trồng so với các loại cây trồng khác nên diện tích trồng cây hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Gia Lai không ngừng được mở rộng. Thực tế trên cũng đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có câu hỏi cây hồ tiêu phát triển ồ ạt như hiện nay là lợi hay hại?

25/08/2015
Cha đẻ bộ giống lúa của Phú Yên Cha đẻ bộ giống lúa của Phú Yên

Sau 6 năm (từ năm 2002 - 2008) miệt mài nghiên cứu, lai, chọn tạo, khảo nghiệm, ông Nguyễn Văn Thi, Trưởng Trại giống Nông nghiệp Hòa An (thuộc Trung tâm Giống và kỹ thuật cây trồng Phú Yên) đã cho ra đời hai giống lúa PY1 và PY2. Đến nay, hai giống lúa này đã trở thành bộ giống chủ lực trong cơ cấu giống của nhiều vùng sản xuất lúa trọng điểm tại Phú Yên.

25/08/2015
Sẽ trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương tại Quảng Ngãi Sẽ trồng thử nghiệm đại trà cây Siêu cao lương tại Quảng Ngãi

Chiều 21.8, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Viết Chữ đã có buổi làm việc với Công ty TNHH Siêu cao lương (SOL) Việt Nam để nghe giới thiệu về giống cây trồng Siêu cao lương và bàn giải pháp phát triển cây Siêu cao lương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới.

25/08/2015
Sản lượng chè búp tươi tăng đột biến Sản lượng chè búp tươi tăng đột biến

Đến thời điểm này, sản lượng chè búp tươi của huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đạt 729 tấn. Hiện tổng diện tích chè trên toàn huyện Bát Xát là 526 ha, tập trung ở các xã: Mường Hum, Sàng Ma Sáo, Dền Sáng, Dền Thàng, Nậm Chạc, A Mú Sung…

25/08/2015