Hối hả nhổ mì chạy mưa

Anh Út, một nông dân có 6 ha mì trồng trên đất ruộng ở ấp Cầy Xiêng, xã Đồng Khởi, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cho biết, mặc dù thời tiết năm nay hạn hán nhưng anh cũng đã tính đến việc nhổ mì sớm.
Tuy nhiên, chưa kịp kêu công thì đã xảy ra trận mưa lớn dữ dội vào đêm 13.6, làm đám mì bị của anh ngập trong nước. Sáng 14.6, anh huy động gần 100 nhân công để nhổ gấp đám mì trên, nếu để càng lâu thì củ mì sẽ bị thối không bán được.
Anh Út cho biết thêm, hiện nhà máy thu vào 2.400 đồng/kg (đủ 30 chữ bột) nhưng đám mì của anh chỉ đạt khoảng 23 đến 24 chữ bột nhưng vẫn phải thu hoạch nếu không muốn bị trắng tay. Anh Út cho rằng, với giá mì cao như hiện nay, dù củ mì của anh có chữ bột thấp nhưng vẫn có lãi.
Còn tại một địa điểm trồng mì ruộng xen canh cao su ở xã An Cơ, huyện Châu Thành, chủ ruộng mì phải dùng máy bơm để bơm nước từ ruộng ra ngoài kênh để nhân công thu hoạch mì.
Một chủ ruộng mì khác cho biết, dù cố gắng nhổ mì thật nhanh nhưng nhiều củ vẫn bị thối, khiến năng suất giảm nên lãi chẳng bao nhiêu.
Hàng năm, nông dân trồng mì trên đất ruộng đều đánh cược với… “ông trời”, và đã có không ít người trắng tay vì mưa sớm, mì ở đất ruộng bị ngập nước không kịp thu hoạch, dẫn đến thối củ.
Có thể bạn quan tâm

Bí thư Huyện ủy Cát Tiên Huỳnh Văn Đẩu cho biết: Khi mới triển khai xây dựng NTM, bình quân mỗi xã trên địa bàn chỉ đạt 2,5 tiêu chí, nhưng đến nay huyện đã không còn xã nào dưới 5 tiêu chí. Riêng xã Phù Mỹ từ lúc chỉ đạt 4 tiêu chí, đến cuối 2013 đã đạt 17 tiêu chí.

Hiện nay mô hình lấy khí biogas từ chất thải chăn nuôi phát triển khá mạnh ở các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long. Mô hình không chỉ cho khí đốt sinh hoạt mà còn làm năng lượng tạo nên dòng điện phục vụ trở lại chăn nuôi.

Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức mua 13 con bò đực lai sind với kinh phí 525 triệu đồng để hỗ trợ cho nông dân ở tỉnh.

Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt năm 2014-2015 và giai đoạn 2016-2020 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa phê duyệt.

Ông Kiều Văn Cang - Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định cho biết: Trong vụ hè thu năm nay, được sự hỗ trợ kinh phí của Tổ chức SNV (Hà Lan), Chi cục đã phối hợp với một số địa phương trong tỉnh triển khai sản xuất 7 mô hình thâm canh lúa cải tiến chống biến đổi khí hậu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất (gọi tắt là phương pháp SRI).