Phát hiện thêm cơ sở dùng hóa chất ép chín sầu riêng

Theo tin tức từ báo An ninh Thủ đô, tại cơ sở thu mua trái cây Lan Tươi, tại địa chỉ số 149 Trần Hưng Đạo, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk (Đây là cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn Thị Lan- SN 1977), một tổ công tác của Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường.
Công an tỉnh Đắk Lắk đã bất ngờ kiểm tra cơ sở này và phát hiện 2 nam công nhân đang có hành vi nhúng những trái sầu riêng còn xanh và chưa chín vào trong một thùng nhựa có chứa dung dịch màu vàng.
Bước đầu làm việc với cơ quan Công an, chủ cơ sở khai nhận dung dịch dùng để nhúng sầu riêng là bột nghệ và phân bón lá loại trái chín. Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắk đã lập biên bản hành vi vi phạm này và thu giữ 309kg trái sầu riêng đã bị nhúng hóa chất và 2 chai thuốc trái chín loại 500ml/1 chai.
Đây là cơ sở thứ 4 có hành vi vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm theo khoản 2 điều 7 nghị định 178 của chính phủ mà Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Đắk Lắkđã phát hiện xử lý trong thời gian qua.
Hành vi sử dụng hóa chất cấm để nhúng trái sầu riêng là một hành vi vi phạm pháp luật.
Một cán bộ tham gia bắt quả tang cơ sở ép chín sầu riêng cho biết việc phát hiện và xử lý những cơ sở có hành vi nhúng hóa chất trái sầu riêng này rất khó khăn. Phần lớn các cơ sở này toàn thực hiện hành vi vào đêm khuya, ở những vị trí mà các cơ quan chức năng khó tiếp cận. Vì vậy, để có thông tin xử lý các cơ sở vi phạm, cán bộ PC49 thường phải cải trang, mật phục nhiều ngày để bắt quả tang.
Trước đó, như Tuổi Trẻ đã thông tin, PC49 Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ba cơ sở có hành vi ép chín trái cây bằng hóa chất. Theo đó, ba cơ sở Huỳnh Mai, Sang Hương (đều ở xã Ea Kênh) và Rồng Hoa Thái (xã Ea Yông) cùng bị phạt 30 triệu đồng về hành vi sử dụng trái phép hóa chất ngoài danh mục để ép chín trái cây.
Có thể bạn quan tâm

Nhiều ngày qua, nông dân xã Khánh An (huyện An Phú - An Giang) đứng ngồi không yên do rẫy bắp trồng các loại giống của Công ty Monsanto(Hoa Kỳ) cho năng xuất rất thấp, với diện tích trên 214 héc-ta, làm thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

Theo kế hoạch thu mua tạm trữ 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu 2013, đến hết ngày 31/7 là hạn chót nhưng lượng thu mua mới được khoảng 80 - 85%. Đây là lần đầu tiên chỉ tiêu thu mua đã không thực hiện như kế hoạch đề ra. Do đó, theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép kéo dài thời gian thu mua tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu 2013 đến ngày 15/8 với mong muốn ổn định giá gạo vào thời điểm thu hoạch rộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Với 8.000 m2 đất vườn trồng vú sữa và bưởi, có lúc phải lao đao vì bệnh thối rễ do nấm bệnh tấn công, nhưng nông dân Võ Văn Bé Năm (Phú Quới, Phú Phong, Châu Thành, Tiền Giang) không chịu đầu hàng mà quyết tâm nghiên cứu tìm ra giải pháp hữu hiệu để chữa trị. Kết quả vườn cây ăn trái của anh đã được phục hồi và phát triển xanh tốt, mỗi năm mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Ngày 24-9, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp Viện lúa ĐBSCL tổ chức hội thảo đánh giá giống lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang).

Anh Trần Đình Vường là một trong những người đầu tiên ở thôn Thống Nhất, xã Chi Lăng, huyện Hưng Hà, Thái Bình nuôi rắn. Giờ đây, mỗi năm rắn đem về cho gia đình anh tiền tỷ.