Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp

Mong Muốn Của Những Người Nuôi Cá Bớp
Ngày đăng: 12/06/2014

Hơn một tháng qua, những người nuôi cá bớp lồng bè ở phường Mũi Né đang lo lắng trước thông báo phải tháo gỡ, di dời đi nơi khác, vì nơi đây không phải là vùng nuôi cá.

Khoảng năm 2010, phường Mũi Né phát hiện có một người ở Đức Thắng thả bè nuôi cá bớp, UBND phường mời lên thông báo cho họ biết khu vực này không quy hoạch để nuôi cá, sau đó người này đã dẹp.

Đến năm 2012, lại có hai bè của người ở phường Đức Thắng và Phú Tài nuôi tiếp, phường đã báo lên cơ quan chức năng thành phố biết. Năm 2013 phát sinh thêm 12 bè và năm 2014 thêm 3 bè. Đến nay có tất cả 17 bè của các phường: Mũi Né (8 bè), Phú Tài (2 bè), Đức Long (2 bè), Thanh Hải (2 bè), Đức Thắng (2 bè) và Đức Nghĩa (1 bè).

Tất cả những bè nuôi cá đều tự phát, không hề xin phép các cơ quan chức năng, chỉ thấy mặt nước Mũi Né có thể thả lồng bè nuôi cá bớp, thế là người nọ người kia thi nhau làm.

Những ngày cuối tháng 4/2014, 17 hộ nuôi cá bớp ở biển Mũi Né nhận được thông báo của UBND tỉnh phải tháo gỡ ngay, vì hiện nay vùng này không có quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên biển. Sau khi phường Mũi Né và UBND thành phố Phan Thiết triển khai thông báo đến các hộ trên, ai cũng thấy việc nuôi cá trái phép của mình là sai.

Tuy nhiên, nếu tháo gỡ trong tháng 6 này thì có hơn 10 hộ mới đầu tư từ cuối năm 2013 đến nay sẽ trắng tay. Một hộ nuôi cá tâm sự: “Đầu tư cho một bè cá đến ngày cá bán được bình quân mất 1 tỷ đồng, một năm bán được ba lứa, lãi độ 600 triệu đồng. Nếu tháo gỡ ngay thì cá nhỏ bán không được, còn cá lớn hơn một chút bán giá rất thấp, lấy đâu mà trả cả vốn lẫn lãi.”

Làm việc với bà Nguyễn Thị Huỳnh Hoa, Phó Chủ tịch UBND phường Mũi Né, bà cho biết: “Những người nuôi cá bớp lồng bè do nhận thức kém nên thấy vùng biển này nuôi được là nuôi, không xin phép ngay từ đầu. Nay xảy ra sự việc, ai cũng thấy sai. Tuy nhiên, đầu tư kinh phí của họ quá lớn, nên mọi người đều đề nghị tỉnh cần cho họ được tiếp tục nuôi trong một khoảng thời gian nhất định. Theo tôi, đề nghị là hợp lý, nên để cho họ kéo dài đến cuối năm 2015 là tốt nhất.”

Đề nghị của bà Phó Chủ tịch UBND phường cũng là nguyện vọng của những người nuôi cá bớp lồng bè, một khi họ đã thấy việc nuôi cá ở khu vực Bãi trước và Bãi sau Mũi Né là sai. Nhưng, trong khu vực biển Phan Thiết này, liệu có chỗ nào quy hoạch được thành vùng nuôi cá bớp lồng bè để có thể phát triển một nghề nuôi trồng mới, mong những nhà chuyên môn quan tâm xem xét.


Có thể bạn quan tâm

Bưởi Tết Tân Triều Giảm Sản Lượng Bưởi Tết Tân Triều Giảm Sản Lượng

Ông Lê Văn Thanh, Phó chủ tịch UBND xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu - Đồng Nai) cho biết, sản lượng bưởi Tân Triều trong dịp Tết Nguyên đán 2014 giảm chỉ bằng 2/3 sản lượng Tết năm ngoái.

18/12/2013
Dưa Hấu Vụ Tết 2014 Thu Hẹp Diện Tích Dưa Hấu Vụ Tết 2014 Thu Hẹp Diện Tích

Diện tích trồng dưa hấu tết năm nay tại huyện Lai Vung (Đồng Tháp) giảm hơn so với năm ngoái. Trong khi đó, giá dưa ngoài thị trường hiện đang giữ mức khá cao. Nhiều nông dân dự báo, giá dưa tết năm nay sẽ “không đến nỗi nào”, đặc biệt dưa chưng Tết có khả năng sẽ khan hàng.

18/12/2013
Hỗ Trợ Vốn Dự Án “Trồng Xoài Ra Hoa Trái Vụ” Hỗ Trợ Vốn Dự Án “Trồng Xoài Ra Hoa Trái Vụ”

Dự án “Trồng xoài ra hoa trái vụ” được thực hiện tại xã Vĩnh Xương với 25 hộ là hội viên, nông dân tham gia, tổng diện tích 6,4 héc- ta. Dự án được hỗ trợ về phương pháp canh tác, kỹ thuật xử lý ra hoa, thu hoạch trái vụ của Hội Nông dân TX. Tân Châu và Hội Nông dân tỉnh.

18/12/2013
Dưa Hấu Tết Vào Vụ Sản Xuất Dưa Hấu Tết Vào Vụ Sản Xuất

Như một thông lệ, cứ khoảng cuối tháng 10 - đầu tháng 11 âm lịch, trong khi người trồng lúa đang bận rộn việc xuống giống vụ Đông xuân thì người trồng dưa cũng rộn ràng bắt đầu vào vụ tết.

18/12/2013
Bỏ Phố Về Quê Trồng Ổi Bỏ Phố Về Quê Trồng Ổi

Người đưa giống ổi này về Thống Nhất, thu hút người dân đầu tư và bao tiêu sản phẩm là Chủ nhiệm HTX Lê Xuân Hoàng, sinh năm 1978.

18/12/2013