Ớt Lâm Đồng bất ngờ lên cơn sốt
Cách đây khoảng 10 ngày, giá ớt tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng dao động từ 15.000 -20.000 đồng/kg, nay bất ngờ tăng vọt lên 30.000 đồng/kg. Thương lái tới tận vườn để thu mua.
Anh Phú Vang ở xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương cho biết trước đây nhà anh trồng 2 sào cà chua, khi thu hoạch chỉ đủ chi phí, thu nhập còn lại không đáng là bao. “Gần đây tôi chuyển sang trồng rớt, chỉ hơn 3 tháng mà đã hái được 3 lần, mỗi lần khoảng 300kg. Với mức giá 30.000 đồng/kg như hiện nay tôi không chỉ thu hồi vốn mà còn thu được lợi nhuận kha khá” - anh Vang vui vẻ nói.
Chị Lê Phương Loan xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, hồ hởi: “Năm nay ớt được giá lắm chú ơi! Nhà trồng hơn 3 sào ớt mới thu hoạch được lần thứ 2 mà giá cao, chỉ cần 2 lần nữa là thu hồi cây giống và tiền công chăm sóc... nên bà con chúng tôi mừng lắm. Không phải thấp thỏm như những mùa vụ trước”.
Nhiều thương lái tại huyện Đơn Dương cho biết các chủ vựa trong TP HCM đặt hàng ớt liên tục nên chúng tôi phải tranh thủ đến tận vườn của bà con để thu mua cho đủ hàng cung ứng.
Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương xem xét, xử lý theo thẩm quyền việc bãi bỏ quy định tạm đình chỉ nhập khẩu thịt bò từ Pháp trong trường hợp thịt bò nhập khẩu từ nước này đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu mặt hàng này.

Mô hình triển khai tại 2 huyện Châu Thành, An Biên và TX.Hà Tiên từ tháng 5.2014. 15 hộ nuôi thử nghiệm áp dụng phương thức nuôi trong chuồng bao lưới kết hợp với thả vườn để giảm chi phí đầu tư thức ăn. Nông dân tham gia được Trung tâm KNKN Kiên Giang hỗ trợ 60% tiền giống, 30% tiền thức ăn.

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.

Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.