Nông Dân Châu Phú Trúng Giá Cá Lóc Giống

Thời điểm này, người dân ương cá lóc giống ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang rất phấn khởi do cá lóc giống trúng mùa, trúng giá.
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh An Giang đến tận nơi thu mua cá lóc giống với giá dao động từ 320.000 đến gần 400.000 đồng/kg (tăng hơn khoảng 100.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước) để chở đi tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng Nam Bộ và xuất bán sang thị trường Campuchia.
Theo đa số người ương cá lóc giống ở xã Vĩnh Thạnh Trung, mỗi một cặp cá lóc bố mẹ, mỗi đợt đẻ được từ 2 - 5 kg cá lòng ròng (cá con). Mỗi kg cá lòng ròng dao động từ 2.800 - 3.500 con. Sau khi cá đẻ, người ương chăm sóc khoảng 20 ngày là bán cho thương lái. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi trên dưới 15 triệu đồng, cao hơn 5 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.
Với diện tích 3.000 m2 ruộng phía sau nhà, cha con ông Nguyễn Văn Phương ở ấp Vĩnh Quý, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú nuôi tổng cộng 130 cặp cá lóc bố mẹ giống đầu nhím, cuối tháng 8/2013, ông Phương xuất bán 114 kg cá lòng ròng, với giá bình quân 350.000 đồng/kg, thu nhập gần 40 triệu đồng; Trừ các khoản chi phí đầu tư và công chăm sóc cha con ông Phương thu lãi hơn 30 triệu đồng.
Hiện nay, nông dân huyện Châu Phú đang tận dụng diện tích đất ruộng để ương nuôi cá lóc giống với khoảng gần 100 ha.
Có thể bạn quan tâm

Sức hút từ khởi nghiệp nông nghiệp đã khiến chàng trai 8x Phạm Văn Dũng từ bỏ vị trí công chức nhà nước về quê ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên (Điện Biên) lập trang trại trồng cây, nuôi con đặc sản.

Xây nhà 600 triệu nhưng chủ yếu để nuôi chim, gia đình Tú (Thanh Hóa) bị hàng xóm nghĩ là "thần kinh". Ít năm sau, chàng trai trẻ đã kiếm được cả trăm triệu từ mô hình của mình.

Dù mới nuôi chim trĩ đỏ nhưng anh Trương Thừa Vũ (30 tuổi) ở thôn 5, xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) đã có thu nhập khá cao.

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề giải pháp nâng cao tính bền vững của mô hình canh tác lúa – tôm vùng ĐBSCL do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu tổ chức mới đây, nhiều đại biểu nhận định, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm là mô hình sản xuất “thông minh”, bền vững.

Nhằm đẩy mạnh thực hiện công tác bảo vệ môi trường nông thôn (BVMT), Hội Nông dân (ND) tỉnh Bình Định đã xây dựng Đề án “Hội ND tham gia BVMT nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015-2020”, “Xây dựng chi hội xanh-sạch-đẹp”.