Ông Hoàng Văn Đại trồng nhãn làm giàu

Ông Đại sinh năm 1965. Sau khi xây dựng gia đình, vợ chồng ông chỉ có 6 sào ruộng. Ông bàn với vợ tìm kế tăng thêm thu nhập bằng cách đi khắp nơi trong huyện mua gom nhãn mang ra Hà Nội bán. Nhãn ở quê quả mọng, nhiều nước nhưng đến thị trường Hà Nội lại bị chê là quả nhỏ. Tại sao lại như vậy, do giống hay do chất đất?
Những suy nghĩ đó khiến ông quyết tâm tìm hiểu và tìm giống nhãn thích hợp với chất đất của Tân Yên đưa về trồng. Ông đến Viện Cây ăn quả trung ương tìm hiểu cách chăm sóc, lai ghép giống. Sau đó ông mua 40 cây nhãn Hương Chi và Khoái Châu tại Viện về trồng trong vườn.
Đến nay, khu vườn 8 sào của gia đình ông Đại đã có hơn 400 cây nhãn cho thu hoạch. Các giống nhãn này có nhiều ưu điểm như: Cây thấp, dễ chăm sóc, sai quả, quả to đều, vỏ dày, cùi giòn ngọt rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc để nhãn ra quả đều: “Vào tháng 11 hằng năm khoanh vỏ đối xứng hoặc vặn dây thép gây ức chế quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, sau đó nới lỏng, như vậy quả nhãn sẽ to và dễ chăm sóc. Nhãn cũng như các giống cây khác cần phun thuốc đúng thời kỳ như: Thuốc kích thích ra hoa, đậu quả và các thuốc phòng sâu bệnh”.
Nhìn vườn nhãn của ông đủ biết từng cây được chăm sóc cẩn thận như thế nào. Mỗi năm, vườn nhãn của ông cho thu nhập từ 60 - 80 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu giống cây trồng của nông dân ngày càng tăng. Tuy nhiên, tình trạng sử dụng giống cũ từ 5 – 10 năm trước vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, giống kém chất lượng không qua quy trình chọn lọc được bày bán tràn lan khó phân biệt nên dễ bị thoái hóa.

Rời bỏ thành phố trở về quê mua đất, làm nhà, mạnh dạn đầu tư vốn mở cơ sở sản xuất bánh tráng mỏng bằng công nghệ dây chuyền, trung bình mỗi năm thu lãi trên dưới 200 triệu đồng. Đó là trường hợp của anh Nguyễn Đăng Xiêm, ở thôn Tân Lập, xã Hành Nhân (Nghĩa Hành).

Cùng với một số cây trồng có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, thời gian gần đây mô hình trồng cây mít Thái và cây cam sành của ông Huỳnh Hùng ở thôn Long Bàn Bắc, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã mở ra nhiều triển vọng về những loại cây ăn quả mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo Sở NN&PTNT, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm, trong đó có cây dừa và cây điều. Riêng đối với cây dừa, toàn tỉnh hiện có 9.353,7 ha, giảm 135,4 ha so với cùng kỳ năm trước.

Bà Lê Thị Kim Mai, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn nông dân hoàn thành hồ sơ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.