Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Thủy Sản Thương Phẩm Nâng Cao Hiệu Quả Các Mô Hình

Nuôi Thủy Sản Thương Phẩm Nâng Cao Hiệu Quả Các Mô Hình
Ngày đăng: 16/01/2014

Đa dạng loại hình nuôi

Bình thuận có đa dạng loại hình nuôi thủy sản như: sản xuất tôm giống, nuôi tôm, cá nước lợ, nuôi tôm cá bằng lồng bè trên biển, nuôi cá hồ chứa (cá tầm), nuôi cá nước ngọt trong ao đất, nuôi cá nước ngọt bằng lồng bè... Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai các mô hình nuôi thủy sản với mục tiêu đa dạng hóa các đối tượng nuôi thủy sản.

Tính trong 2 năm 2010 – 2012, Chi cục Thủy sản chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư triển khai 18 chương trình với hơn 30 mô hình với kinh phí thực hiện hơn 1,1 tỷ đồng. Trong đó, chú trọng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao: cá chình, cá rô đồng, cá rô đầu vuông, cá lóc… với nhiều hình thức nuôi để người dân có thể tận dụng phù hợp với điều kiện từng hộ gia đình như nuôi xen canh lúa, nuôi cá lóc sử dụng thức ăn công nghiệp.

Các mô hình triển khai hầu hết đều đạt kết quả khả quan, người dân phát triển thủy sản, nhiều hộ đã phát triển nuôi thâm canh quy mô lớn. Một số mô hình thủy sản đạt hiệu quả cao, chẳng hạn: Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ bán biofloc; nuôi cá mú bằng thức ăn công nghiệp ở huyện đảo Phú Quý; nuôi cá lóc bông thương phẩm; nuôi cá lóc thường (lóc đầu nhím, lóc môi trề...).

Và thách thức...

Đánh giá của Sở Nông nghiệp và PTNT về tình hình triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh từ 2011 – 2020, qua 2 năm triển khai, tình hình nuôi trồng thủy sản (NTTS) các vùng quy hoạch đã đi vào ổn định, dịch bệnh cơ bản được khống chế. Trong đó, nuôi tôm nước lợ có chiều hướng gia tăng khá nhờ việc chuyển đổi sang tôm thẻ chân trắng, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất của nuôi tôm nước lợ.

Hầu hết diện tích thủy sản nước lợ ở tỉnh ta đều sử dụng để nuôi tôm. Trong đó, nuôi tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế, cho hiệu quả cao về kinh tế và sản lượng nuôi. Năm 2013, diện tích thả giống đạt khoảng 1.370 ha chủ yếu nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú chỉ có 2,5ha.

Tuy nhiên, đối với nghề nuôi thủy sản nước ngọt quy mô của các loại hình nuôi vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa tập trung phát triển theo chiều sâu. Đặc biệt, hiện nay vấn đề khó khăn nhất là tìm đầu ra cho sản phẩm. Thị trường tiêu thụ bấp bênh, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phát triển rải rác, không tập trung của nghề nuôi thủy sản nước ngọt thời gian qua.

Các loại hình nuôi thủy sản nước ngọt gồm: nuôi cá trong ao đất tương đối ổn định không có dịch bệnh xảy ra; nuôi cá lồng bè trên sông La Ngà (Đức Linh)... Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có mô hình nuôi cá tầm trên hồ thủy điện Đa Mi của Công ty Tầm Long – Đa Mi. Tuy nhiên, hiện nay việc tiêu thụ cá gặp khó khăn do phải cạnh tranh cá tầm từ Trung Quốc nhập về.

Để đạt mục tiêu đến năm 2015, chỉ tiêu sản lượng NTTS đạt 17.740 tấn, một trong những giải pháp ngành thủy sản cần đẩy mạnh phát triển NTTS thời gian tới là tái cơ cấu NTTS theo hướng chuyển dần sang chất lượng, giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm. Duy trì ổn định diện tích nuôi tôm nước lợ, nuôi trên biển, tăng cường đầu tư thâm canh, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (GAP) để nâng cao năng suất, sản lượng. Bên cạnh đó, cần tổ chức lại sản xuất NTTS theo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm góp phần phát triển ổn định thị trường cho nghề NTTS.

Thống kê Chi cục Thủy sản: Năm 2013, toàn tỉnh sản lượng NTTS đạt 15.995 tấn, đạt 103,2% KH, trong đó sản lượng tôm nuôi là 12.742 tấn, cá nước ngọt 3.150 tấn và tôm, cá biển 103 tấn.


Có thể bạn quan tâm

Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp Tổ Hợp Tác Nuôi Thỏ Thiện Nghiệp

“Năm 2012, tôi bắt đầu nuôi thỏ quy mô nhỏ ở gia đình. Vượt qua những khó khăn, bỡ ngỡ ban đầu, đến nay tôi nhận thấy đây là mô hình có nhiều ưu điểm như tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương, ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém.

05/12/2014
Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng Nông Dân Miền Trung Trồng Ớt Cay Hái Quả Đắng

Vào tháng 1-2014, Báo SGGP đã có bài “Đừng để nông dân chịu cay”, phản ánh việc bà con nông dân ở tỉnh Nghệ An trồng ớt từ nguồn cung cấp giống của một người Trung Quốc. Một số địa phương vẫn âm thầm gieo trồng bất chấp những cảnh báo về dịch bệnh, đầu ra cho sản phẩm… Đến nay, ớt đã vào kỳ thu hoạch, nhưng không như lời hứa sẽ thu mua sản phẩm, thương lái Trung Quốc một đi không trở lại.

19/07/2014
Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt Phát Triển Vùng Cây Dược Liệu Cần Tuân Thủ Quy Hoạch Và Tránh Ồ Ạt

Lào Cai có đặc điểm khí hậu, địa hình thích hợp để phát triển nhiều loại cây dược liệu. Những năm gần đây, nhiều gia đình đã trồng cây dược liệu làm hàng hóa, đem lại thu nhập khá và ổn định. Tỉnh có chủ trương không mở rộng diện tích trồng cây dược liệu ồ ạt, mà dựa trên cơ sở phân tích thị trường, tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm.

05/12/2014
Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt Mô Hình Sản Xuất Lúa Trên Ruộng Nhiễm Phèn, Mặn Cho Kết Quả Tốt

Trạm Khuyến nông huyện Phù Cát (Bình Định) vừa tổng kết mô hình sản xuất thử nghiệm giống lúa ĐV108 trên ruộng nhiễm phèn, mặn vụ Hè Thu ở xã Cát Minh.

19/07/2014
Giống OM 5451 Khan Hàng Giống OM 5451 Khan Hàng

Do nông dân ồ ạt lựa chọn giống OM 5451 để gieo sạ trong vụ Đông xuân 2014 - 2015, nên nhiều HTX và đại lý cung cấp lúa giống trên địa bàn huyện Long Mỹ đang trong tình trạng khan hiếm nguồn cung đối với loại giống này. Trước thực trạng này, ngành chức năng sẽ liên kết với các công ty doanh nghiệp để cung ứng nguồn giống chất lượng đáp ứng nhu cầu của bà con.

05/12/2014