Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ

Chú Trọng Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Phát Triển Tài Sản Trí Tuệ
Ngày đăng: 18/07/2014

Việc khai thác tối ưu, hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) sẽ không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng cường được sức mạnh, nâng cao vị thế, uy tín, khả năng cạnh tranh trên thị trường, mà còn từng bước phát triển doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho đơn vị. Vì thế, các cơ quan chức năng đã chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp phát triển tài sản trí tuệ.

Theo Sở Khoa học - Công nghệ thì đến nay, toàn tỉnh đã có hơn 100 tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ về SHTT. Trong đó, năm 2013, số lượng đơn đăng ký bảo hộ về SHTT vào khoảng 35 đơn và số văn bằng được cấp là trên 20 văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Trong thời gian qua, nhờ sự quan tâm đúng mức từ các cấp quản lý, mà các đối tượng áp dụng hoạt động về SHTT tại các địa phương đã có những chuyển biến nhất định. Các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp đã nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ của đơn vị mình. Một số doanh nghiệp cũng đã dần khẳng định được vị thế của sản phẩm với người tiêu dùng nhờ việc sớm bảo hộ nhãn hiệu...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thời gian qua, nhận thức về SHTT của các doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức trên địa bàn vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm khắc phục.

Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua, ngành chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, phổ biến và vận động doanh nghiệp tham gia xây dựng và phát triển tài sản trí tuệ. Theo đó, ngoài việc mở các lớp tập huấn, các đơn vị cũng đã triển khai các dự án tuyên truyền về lợi ích của SHTT để các doanh nghiệp biết được cách thức đăng ký và vận dụng kiến thức vào thực tế.

Theo ông Nguyễn Viết Hường, Chủ cơ sở Cơ khí Cẩn (Đắk Mil) thì thông qua các hoạt động phổ biến kiến thức, tuyên truyền về SHTT, doanh nghiệp đã nắm bắt được rất rõ các trình tự, thủ tục để bảo hộ SHTT cho sản phẩm của mình. Vì vậy, năm 2008, “Hệ thống kết nối cầu sau cho máy cày tay” đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền sáng chế và sau đó là “giải pháp hữu ích”.

Nhờ đó, cơ sở đã luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ gìn uy tín cho tài sản của đơn vị; đồng thời, giúp người tiêu dùng phân biệt được những mặt hàng nhái nhãn mác, chất lượng không đảm bảo trên thị trường…

Tuy nhiên, mặc dù đã có sự quan tâm nhất định của tỉnh đến hoạt động quản lý Nhà nước về SHTT, nhưng nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng, cũng như chưa hiểu rõ được vai trò của SHTT. Một số đơn vị sau khi được khảo sát còn chưa tìm hiểu và nắm bắt rõ các thủ tục liên quan đến việc xác lập và bảo vệ quyền SHTT.

Ngoài ra, nhận thức của nhiều người lao động, người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh về SHTT cũng còn rất mơ hồ. Điều này đã dẫn tới nhiều doanh nghiệp, làng nghề chưa quan tâm đến việc xác lập và phát triển tài sản trí tuệ nên không tận dụng được những lợi thế do việc bảo hộ quyền SHTT đem lại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Vì vậy, để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hiện tại, Sở Khoa học-Công nghệ đã và đang tập trung triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ, giai đoạn 2012-2015. Theo đó, chương trình có mục tiêu là sẽ tập huấn cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ kinh doanh trên địa bàn tỉnh xác lập, khai thác, bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ doanh nghiệp ở trong nước.

Chương trình cũng sẽ hướng dẫn thủ tục đăng ký cho 200 nhãn hiệu, 10 sáng chế, 20 kiểu dáng công nghiệp bảo hộ trong nước; đồng thời, hỗ trợ hồ sơ cho 100% sản phẩm đặc sản của địa phương đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể.

Ngoài ra, hàng năm, toàn tỉnh sẽ có 20% số doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sở cũng sẽ xây dựng mục thông tin SHTT trên trang thông tin điện tử của đơn vị, để phục vụ cho ít nhất 20% các đơn vị sản xuất, kinh doanh về sản phẩm lợi thế của mình.

Việc đăng ký bảo hộ trong nước cũng sẽ được chương trình quan tâm, với khoảng 120 nhãn hiệu, 2 sáng chế, 10 kiểu dáng công nghiệp, 1 chỉ dẫn địa lý; trong đó, có 4 nhãn hiệu, 2 kiểu dáng công nghiệp đăng ký ở nước ngoài…

Trên cơ sở đó, trong thời gian qua, đơn vị chức năng đã tổ chức đi điều tra, khảo sát thu thập thông tin nhu cầu hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ tại 154 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh; đồng thời, hướng dẫn các đơn vị về những bước triển khai đăng ký bảo hộ cũng như việc gìn giữ, phát triển tài sản trí tuệ sao cho đạt hiệu quả nhất…

Hy vọng rằng, với những nỗ lực trên, SHTT sẽ ngày càng được các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chú trọng xây dựng và phát triển, từng bước giúp ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển một cách bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Hội thảo xin ý kiến hướng dẫn áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP Hội thảo xin ý kiến hướng dẫn áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP

Ngày 6/8/2015 tại Kiên Giang, Tổng cục thủy sản đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Kiên Giang, tổ chức Hội thảo xin ý kiến hướng dẫn áp dụng quy phạm nuôi trồng thủy sản tốt VietGAP cho nuôi thương phẩm tôm nước lợ. Tham dự Hội thảo có đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT,Chi cục nuôi trồng thủy sản của các tỉnh/thành phố và các đơn vị trực thuộc Tổng cục thủy sản, các tổ chức chứng nhận và người nuôi. Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục thủy sản đã chủ trì Hội thảo.

14/08/2015
Ương cá giống cho lợi nhuận khá Ương cá giống cho lợi nhuận khá

Vài năm trở lại đây, nghề ương, ép cá giống ở Phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực Nhỏ ở khu phố Mỹ An.

14/08/2015
Giải pháp nâng cao chất lượng giống thủy sản Giải pháp nâng cao chất lượng giống thủy sản

Vĩnh Phúc được biết đến là địa phương có tiềm năng phát triển thủy sản với diện tích nuôi trồng trên 7.000 ha. Hiện, toàn tỉnh có 13 cơ sở sản xuất giống với hàng trăm ha chuyên ươm nuôi cá giống, hàng năm, sản xuất được 2.400 triệu cá giống các loại, trong đó, cá bột từ 1 - 1,2 tỷ con, cá hương 700 triệu con, cá giống 500 triệu con, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản của tỉnh và xuất bán ra ngoài tỉnh.

14/08/2015
Cá tra sang thị trường Trung Quốc tiềm năng và rủi ro Cá tra sang thị trường Trung Quốc tiềm năng và rủi ro

Tính đến hết tháng 6/2015, tổng giá trị XK cá tra sang Trung Quốc đạt 70,15 triệu USD, tăng 50,7% so với cùng kỳ năm trước. Đây là bước tăng trưởng đột biến trong thời gian này. Theo thống kê của ITC, quý I/2015, NK thủy sản (HS 03) của Trung Quốc tăng hơn 10% so với QI/2014 và giảm 14% so với QIV/2014. NK nhóm cá đông lạnh, nguyên con (0303) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu NK thủy sản của nước này, chiếm 27,5%.

14/08/2015
Giải quyết khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu tôm nước lợ Giải quyết khó khăn cho sản xuất và xuất khẩu tôm nước lợ

Theo đánh giá của Bộ NN và PTNT, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Bộ trưởng NN và PTNT đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị giải quyết khó khăn đối với ngành hàng này.

14/08/2015