Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thu tiền tỷ từ nuôi hàu Thái Bình Dương

Thu tiền tỷ từ nuôi hàu Thái Bình Dương
Ngày đăng: 29/11/2015

Chi phí đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế cao là những ưu điểm mà mô hình nuôi hàu “Thái Bình Dương” đã đem lại cho các hộ nuôi trồng thủy sản tại xã Long Sơn (TP.Vũng Tàu).

Theo Sở KH-CN, đây là giải pháp mới cho người nuôi hàu tại Long Sơn khi mà hàu bản địa thường xuyên xảy ra tình trạng chết nhiều như hiện nay.

Ông Nguyễn Cao Quý, Giám đốc Công ty TNHH Thủy sản Bội Thu KP (tiểu khu 4, khu vực quy hoạch nuôi trồng thủy sản sông Chà Và) cho biết: Trước đây, ông nuôi hàu lá, thời gian nuôi dài (8-10 tháng), năng suất không cao nên ông đã chuyển sang nuôi giống hàu “Thái Bình Dương”.

Đầu tiên, ông Quý chỉ thử nghiệm thả 4.000 miếng hàu giống trên diện tích 48m2.

Chỉ sau 5 tháng nuôi, ông đã thu hoạch được hơn 4.00kg.

Sau khi trừ chi phí, ông lãi 50 triệu đồng.

Do vậy, hiện nay ông Quý đã mở rộng diện tích nuôi lên 5.000 dây và 1.000 rổ hàu “Thái Bình Dương” trên quy mô được cấp phép là 3.500m2 diện tích mặt nước.

Theo tính toán của ông Quý, mỗi lứa hoạch khoảng 10 tấn hàu, với giá bán khoảng 21.000 đồng/kg (chưa chà vỏ), sau khi trừ chi phí sẽ thu lãi khoảng hơn 100 triệu đồng/lứa.

Mỗi năm, có thể nuôi khoảng chục lứa hàu, lợi nhuận thu về cả tỷ đồng.

Cũng trong vùng nuôi tại khu vực Sông Chà Và, bà Trần Mai Duyên, một hộ nuôi hàu “Thái Bình Dương” ở tiểu khu 2 cho biết, từ tháng 7-2014, gia đình bà bắt đầu mua giống hàu “Thái Bình Dương” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN) sản xuất.

Trên diện tích 1ha mặt nước, mỗi năm, bà Duyên thu hoạch khoảng 300 tấn hàu.

Bà Trần Mai Duyên cho hay, hàu “Thái Bình Dương” cho sản lượng cao hơn hẳn hàu thường.

Cụ thể, cứ 4,5 - 5 kg hàu “Thái Bình Dương” nguyên con thì cho 1kg ruột.

Trong khi đó, giống hàu lá thì 11kg hàu nguyên con mới cho 1kg ruột.

Thời gian nuôi hàu lá cũng dài hơn (8 - 10 tháng) mới thu hoạch, trong khi thời gian cho thu hoạch hàu “Thái Bình Dương” chỉ 4 - 5 tháng.

Trước đây, hầu hết người nuôi hàu trên sông Chà Và sử dụng giống tự nhiên, thường gọi là hàu bản địa.

Với giống hàu này, người nuôi sẽ thả vật bám vào thời điểm tháng 1 hàng năm để hàu tự nhiên bám.

Từ khi thả vật bám đến khi thu hoạch thường kéo dài khoảng 12 tháng.

Những năm gần đây, do môi trường bị ô nhiễm nên mật độ hàu bám không cao, thậm chí có những hộ thả vật bám cả năm mà không có hàu.

Ông Nguyễn Văn Mãnh, chuyên viên Phòng Kinh tế TP.Vũng Tàu cho biết, với giống hàu “Thái Bình Dương”, người nuôi hàu trên sông Chà Và được hưởng lợi bởi con giống không phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, sản lượng hàu bảo đảm quanh năm.

Mặt khác, hàu có tốc độ tăng trưởng nhanh (khoảng 5-6 tháng nuôi là cho thu hoạch), có khả năng thích ứng, tăng trưởng và phát triển tốt tại vùng nuôi, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường.

Theo ông Đỗ Hữu Hiền, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN (Sở KH-CN), với hiệu quả cao mang lại, mô hình nuôi hàu “Thái Bình Dương” đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho các doanh nghiệp, cá nhân nuôi thuỷ sản.

Do vậy, việc đưa ra các giải pháp nuôi thích hợp cũng cần được quan tâm để nghề nuôi hàu “Thái Bình Dương” phát triển mạnh, bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Hàu “Thái Bình Dương” có nguồn gốc từ Nhật Bản.

Tại BR-VT, hàu "Thái Bình Dương" được người dân nhân giống thành công và nuôi phổ biến từ năm 2014.

Đến nay, có khoảng 35 hộ nuôi trồng thủy sản trên sông Chà Và nuôi hàu “Thái Bình Dương”.

Hàu “Thái Bình Dương” có nhiều điểm vượt trội so với hàu thường như: vỏ mỏng, ruột nhiều, kích thước và khối lượng cơ thể lớn, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao.

Hàu “Thái Bình Dương” có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, trong thời gian 4-5 tháng nuôi, hàu có thể đạt kích cỡ 65 - 75mm/con, trọng lượng từ 70 - 80g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%.


Có thể bạn quan tâm

Trồng Bí Đỏ Sau Vụ Gặt Trồng Bí Đỏ Sau Vụ Gặt

Nằm trong mô hình thâm canh gối vụ, phát triển diện tích rau màu vụ đông xuân sau vụ gặt, nông dân một số xã ở Hạ Hòa đã và đang trồng thành công giống bí đỏ F1-868 ngay trên thửa ruộng đã gặt lúa. Hiệu quả kinh tế và thu nhập từ giống bí này bước đầu đã được khẳng định.

14/08/2014
Hình Thành Trung Tâm Hậu Cần Nghề Cá Cần Quy Hoạch Lại Quỹ Đất Hình Thành Trung Tâm Hậu Cần Nghề Cá Cần Quy Hoạch Lại Quỹ Đất

Mùa biển động đang đến gần nên tàu cá của ngư dân Quảng Nam liên tục cập bờ bán hải sản rồi tranh thủ thời gian tiếp nhiên liệu ra khơi đánh bắt. Dọc theo các cầu cảng tư nhân đóng trên địa bàn xã Tam Quang (Núi Thành), không khí bán mua tấp nập.

14/08/2014
Khó Tăng Nhanh Tàu Cá Xa Bờ Khó Tăng Nhanh Tàu Cá Xa Bờ

Tái cơ cấu nghề khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải căn cứ vào các chủ trương, chính sách, định hướng phát triển của trung ương, của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tiễn hoạt động nghề cá. Có vậy mới phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, thực hiện đúng kế hoạch và đem lại hiệu quả cao.

14/08/2014
Chung Tay Xây Dựng Quê Hương Chung Tay Xây Dựng Quê Hương

Điểm sáng nhất của xã Bình Phú vào thời điểm này là hạ tầng kinh tế được đầu tư đồng bộ. Giao thông nông thôn trên địa bàn đã được nhựa hóa và bê tông hóa, điện sinh hoạt cũng đã được phủ kín toàn xã... Hạ tầng cơ sở được đầu tư đồng bộ đã tạo “cú hích” để người dân Bình Phú tập trung phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại.

14/08/2014
Dịch Hại Tấn Công Lúa Hè Thu Nông Dân Khốn Đốn Dịch Hại Tấn Công Lúa Hè Thu Nông Dân Khốn Đốn

Chỉ còn 2 tuần nữa, lúa hè thu sẽ chính thức bước vào vụ thu hoạch. Thế nhưng hiện giờ, hàng loạt diện tích lúa ở huyện Nghĩa Hành có nguy cơ thất thu, thậm chí mất trắng do bị dịch hại đột ngột tấn công ở giai đoạn cuối…

14/08/2014