Nuôi thâm canh bò thịt đạt hiệu quả cao

Mô hình được triển khai tại xã Tây Vinh - huyện Tây Sơn với 10 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi thâm canh 1 con bò thịt.
Mô hình nhằm chuyển giao cho nông dân những tiến bộ KHKT mới trong chăn nuôi bò thịt chất lượng cao; định hướng cho nông dân mạnh dạn đầu tư phát triển nghề chăn nuôi bò thịt giống Zêbu mới.
Giống bò này có chất lượng thịt nổi bật, được phối lai từ giống bò chuyên thịt cao sản, có khối lượng sơ sinh cao, tốc độ tăng trọng nhanh, thịt có vân mỡ xen kẽ thớ thịt giúp thịt mềm và béo; bò thành thục sớm, hiệu quả sinh sản cao.
Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống cỏ voi để trồng làm thức ăn cho bò, 30% vật tư, được hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc...
Kết quả, qua hơn 6 tháng nuôi (từ tháng 4 - 10.2015), các điểm trình diễn đều đạt và vượt các chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật so với yêu cầu đề ra.
Tăng trọng bình quân khi kết thúc nuôi 115kg/con/144 ngày, lượng thức ăn tinh bình quân cho 1 ngày là 1,25kg/con và lượng thức ăn xanh bình quân cho 1 ngày 15 kg/con.
Mô hình có tổng thu 191,688 triệu đồng; tổng chi 156,192 triệu đồng, lợi nhuận thu được 35,496 triệu đồng
Ông Nguyễn Văn Cỡ, nông dân tham gia mô hình, cho biết:
“Giống bò này không kén thức ăn, nhưng phải giữ chuồng trại thật sạch sẽ, tôi thấy bê con nhanh lớn và đạt hiệu quả cao hơn so với các con bê lai khác”.
Còn bà Nguyễn Thị Luyến, cũng tham gia mô hình, chia sẻ:
“Nuôi bò lai hướng thịt giai đoạn bê con, nuôi đúng quy trình hướng dẫn thì bò lớn rất nhanh, con bò tôi nuôi tăng trọng bình quân từ 500 gam đến 700 gam/ngày.
Bò nuôi nhốt tăng trọng nhanh hơn bò thả”.
Mô hình đã đem lại hiệu quả thực tế cho người nuôi thâm canh bò thịt chất lượng cao, tăng năng suất hơn so với cách nuôi bò truyền thống, đây cũng là tiền đề mở hướng xây dựng thương hiệu “Bò thịt chất lượng cao tại Bình Định”.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 9 tháng năm 2013, tổng sản lượng thủy sản khai thác của toàn tỉnh Tuyên Quang đạt trên 4.760 tấn, đạt 85% kế hoạch năm và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây thực sự là tín hiệu mừng cho ngành kinh tế vốn được đánh giá có nhiều tiềm năng của tỉnh ta.

Xí nghiệp chăn nuôi bò giống, bò thịt Đà Loan thuộc Công ty TNHH một thành viên bò sữa thành phố Hồ Chí Minh là cơ sở đầu tiên ở Lâm Đồng đăng ký và được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng. Với tổng số đàn bò của xí nghiệp hiện nay gần 400 con song tất cả đều đảm bảo an toàn, ông Đào Xuân Tấp - Giám đốc Xí nghiệp chăn nuôi bò Đà Loan khẳng định.

Vào khoảng 12 giờ 30 ngày 1-11, nhận được tin báo của người dân tại ấp 3, xã Lộ 25, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), có hai đối tượng điều khiển xe ô tô biển số 60C-051.52 có dấu hiệu khả nghi đang bán 3 con bò cho người dân, Công an xã Lộ 25 đã có mặt.

Những năm gần đây, trên địa bàn Dak Lak phong trào chăn nuôi động vật có nguồn gốc hoang dã như heo rừng, nai, nhím, chồn, cá sấu, rắn... đang phát triển khá mạnh và trở thành hướng đi mới cho ngành Chăn nuôi tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công bước đầu, mô hình này cũng đang gặp không ít khó khăn trở ngại, nhất là về thị trường tiêu thụ.

Sáng 1-11, Hiệp hội Cà-phê - Ca-cao Việt Nam (Vicofa) cho biết: Chín tháng đầu năm 2013, cả nước xuất khẩu được khoảng 1.003.526 tấn cà-phê với kim ngạch đạt hơn 2,211 tỷ USD, giảm 23,1% về khối lượng và 22,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2012.