Nông Dân Xã Vĩnh Trạch Đông (Bạc Liêu) Trúng Mùa Hành Tím

Từ khi mô hình trồng hành tím ở xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) được nhân rộng, người trồng có thể thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/ha/năm.
Năm 2014, cây hành tím trúng mùa, được giá đã giúp nhiều người trồng rẫy ăn nên làm ra. Đơn cử như gia đình ông Thạch Kẹt (ấp Biển Đông A, xã Vĩnh Trạch Đông). Tuy chỉ trồng 4 công hành tím, nhưng gia đình ông đã thu về lợi nhuận hơn 50 triệu đồng.
Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).
Điều đáng nói là hành tím có thể trồng xen với các loại cây trồng khác như: thì là, ngò rí…”. Lợi nhuận từ cây hành tím mở ra cho nông dân ít đất sản xuất có cơ hội làm giàu. Nhiều nông dân cho rằng, trồng hành tím cho năng suất cao mà chi phí lại thấp. Trung bình mỗi công hành tím nông dân chỉ cần đầu tư 3 triệu đồng, trong khi kỹ thuật trồng hành tím tương đối dễ hơn những loại hoa màu khác.
Theo ông Lâm Vĩnh Chân, Phó trưởng Phòng Kinh tế TP. Bạc Liêu: “Quan trọng nhất trong kỹ thuật trồng hành tím chính là khâu chọn giống. Giống được chọn phải khỏe mạnh, sạch bệnh, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra, bà con cần tập trung ở các khâu chăm sóc như: duy trì đủ nước, bón phân cân đối, thường xuyên theo dõi sâu bệnh…
Hành tím rất thích hợp với vùng đất pha cát của TP. Bạc Liêu, thời gian sinh trưởng ngắn (chỉ hơn 2 tháng) và là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Vì thế nông dân nên nhân rộng mô hình để góp phần tạo nguồn cung rau sạch cho TP. Bạc Liêu”.
Có thể bạn quan tâm

Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.

Tuyến kênh N4A (dài hơn 1 km) chạy qua các xóm Lượt 1, Lượt 2 và tuyến kênh nhánh qua xóm Cầu Đá, Cây Thị, xã Thịnh Đức (T.P Thái Nguyên) mới được Công ty TNHH Một thành viên Khai thác thủy lợi Thái Nguyên đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng cuối năm 2014.

Ông Tự cho biết tàu PY-90235-TS xuất bến vào rằm tháng 11 âm lịch, dự kiến ăn Tết ngoài biển nhưng vì trúng cá nên ông cho tàu vào sớm để bạn thuyền đón năm mới cùng gia đình. Chưa bán cá nhưng ông Tự nhẩm tính với giá 145.000 đồng/kg, mỗi con câu được đều trên 50 kg, trừ chi phí, mỗi bạn thuyền được chia khoảng 10 triệu đồng. Riêng ông là chủ tàu sẽ có lãi khoảng 60 triệu đồng.

Hiện các hộ nuôi đang tập trung tận thu các sản phẩm thủy sản, chuẩn bị vật tư thiết bị cải tạo ao đầm phục vụ cho vụ nuôi xuân hè. Các trại, cơ sở sản xuất giống, nuôi thương phẩm theo dõi diễn biến của thời tiết, chủ động phòng, chống rét cho đàn thủy sản bố mẹ, giống và con nuôi thương phẩm.

Lươn đồng (có tên khoa học là Monopterus albus) là loài thủy sản đang được nhiều hộ nông dân ở thị xã Tân Châu (An Giang) thả nuôi trong các bể xi măng và bể lót bạt nilong.Theo số liệu điều tra ở cuối năm 2014, toàn thị xã có 872 hộ nuôi lươn với tổng diện tích thả nuôi là 41.110 m2, trong đó tập trung nhiều ở xã Tân An với 377 hộ nuôi và chiếm 57,95 % diện tích nuôi lươn của toàn thị xã.