Giải Pháp Giúp Người Trồng Mía Hưởng Lợi

Làm thế nào để nâng thu nhập cho người nông dân trồng mía thông qua các giải pháp giảm chi phí sản xuất mía là chủ đề trọng tâm của Hội thảo quốc tế nông nghiệp lần thứ II do Thành Thành Công tổ chức ngày 14-7 tại TP. Hồ Chí Minh.
Hơn 200 đại biểu là đại diện của những tập đoàn hoạt động sản xuất kinh doanh hàng đầu thế giới trên lĩnh vực nông nghiệp-mía đường như Mỹ, Úc, Isarel... cùng các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý, các nông dân sản xuất mía điển hình trong và ngoài nước đã tham gia Hội thảo lần này.
Chủ đề xuyên suốt của Hội thảo tựu trung vào các giải pháp, mô hình thực tiễn trong canh tác thu hoạch mía nhằm tiết giảm chi phí sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; chia sẻ các giải pháp, mô hình đầu tư để tưới nước hiệu quả cho cây mía với chi phí thấp trong các điều kiện tự nhiên khác nhau.
Đây cũng là dịp để trao đổi về các mô hình quản lý sản xuất, canh tác mía tiên tiến, hiệu quả tại Việt Nam và trên thế giới như: mô hình canh tác sản xuất mía với chi phí thấp của nông dân New South Wales-Úc, mô hình quản lý lưu gốc hiệu quả ở Tây Ninh và mô hình sản xuất năng suất cao ở Tây Nguyên...
Hội thảo cũng đề cập những giải pháp kiểm soát sâu bệnh lây lan nghiêm trọng trên cây mía của Việt Nam cùng các biện pháp phòng bệnh lây lan qua hom giống thông qua chương trình sản xuất giống mía ba cấp của Philippines.
Nhằm nâng cao năng suất và giảm chi phí cho các ruộng mía có quy mô nhỏ, Hội thảo giới thiệu về lợi thế của hệ thống tưới nhỏ giọt; so sánh đặc điểm giữa hệ thống tưới nhỏ giọt ngầm và hệ thống tưới nhỏ giọt nổi; hướng dẫn cách thiết lập hệ thống tưới nổi cho mía; sự cần thiết của hệ thống tưới bằng nguồn nước tự nhiên thể hiện qua hiệu quả kinh tế đạt được tại một số vùng nguyên liệu.
Ông Luis Enrique Rodriguez-Giám đốc Marketing toàn cầu của Tập đoàn John Deere (Mỹ) đã giới thiệu về các biện pháp canh tác ở bang Louisiana-Mỹ nhằm giảm chi phí sản xuất mía và một số phương pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất cho mía.
Còn ông Hyatt Thomas James-Giám đốc dự án toàn cầu phụ trách về tưới phun của Úc trình bày về mô hình tưới tự hành để giảm chi phí sản xuất mía tại Queesland. Ngoài ra, đại diện Công ty cổ phần Mía đường Nước Trong trình bày về mô hình tưới nước hiệu quả. Theo đó, Công ty đã triển khai hệ thống tưới mía và cải tiến quy trình kỹ thuật canh tác mía và một số thành tựu trong việc đầu tư phục vụ tưới.
Là nông dân tiêu biểu của Công ty cổ phần Đường Ninh Hòa, ông Huỳnh Văn Giáo nói về sáng kiến tưới mía từ nguồn nước tự nhiên, qua đó hướng dẫn cơ bản cách thiết lập hệ thống tưới do nông dân thiết kế. Ông Giáo nêu bật tính hiệu quả về kinh tế và kỹ thuật của hệ thống tưới bằng nguồn nước tự nhiên.
Thêm giải pháp giúp tăng năng suất cây mía, ông Lê Ngọc Tĩnh-một nông dân lớn của Công ty cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh có năng suất mía đạt trên 8 tấn đường/ha-đã giới thiệu mô hình lưu gốc hiệu quả tại Tây Ninh.
Ông Tĩnh nêu một số ưu điểm của mía lưu gốc, trình bày nguyên nhân gây năng suất mía gốc giảm, các yếu tố kéo dài vụ lưu gốc.
Trong Hội thảo này, ông Cao Anh Đương-Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường Việt Nam tóm tắt sơ lược về bệnh phấn trắng do phytoplasma, các triệu chứng, phương thức lan truyền và đặc điểm so sánh các bệnh do phytoplasma, triệu chứng thiếu sắt. Một số biện pháp để quản lý bệnh.
Thuộc chương trình cải thiện chất lượng giống mía của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Mía đường Thành Thành Công, đại diện là Mr. Leon Arceo-nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường Philippines-Philsurin đã trình bày về tầm quan trọng của các giống nhập nội, giới thiệu đặc điểm một số giống mía có tiềm năng từ Viện Nghiên cứu Mía đường Philippines.
Thông qua Hội thảo, có thể thấy rằng người trồng mía của Việt Nam cần thay đổi nhận thức trong công tác trồng trọt, quản lý.
Nông dân nên đầu tư mạnh hơn vào công tác tưới tiêu nước, sử dụng phân bón hợp lý và đầu tư cơ giới hóa trong chăm sóc mía, chú trọng áp dụng khoa học kỹ thuật nhằm giảm chi phí sản xuất, từ đó giúp tăng chất lượng cây mía.
Việc sử dụng giống mía tốt, giống mía sạch bệnh dựa trên nền tảng nghiên cứu chọn tạo bài bản, chương trình nhân giống mía ba cấp hay công tác quản lý mía gốc tốt hơn để tiết giảm chi phí trong sản xuất.
Cuối cùng nông dân nên lưu tâm hơn đến việc kiểm soát và phòng ngừa các bệnh lây lan nguy hiểm cho mía. Tất cả không những có lợi cho người nông dân mà còn mang lại lợi ích cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực mía đường khi vùng nguyên liệu đang là yếu tố sống còn.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài các biện pháp kỹ thuật đang được phổ biến như "một phải năm giảm" (phải dùng giống lúa xác nhận, giảm giống, giảm phân đạm, giảm thuốc BVTV, giảm nước tưới và giảm thất thoát sau thu hoạch), mô hình còn áp dụng tuyệt đối không dùng bất cứ hóa chất nào để xử lý hạt giống trước lúc gieo sạ.

Là người tiên phong đưa giống cây thanh long ruột đỏ về vùng đất miền núi Tràng Xá, anh Chu Văn Hợp, xóm Khuôn Ruộng, xã Tràng Xá (huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên), hiện là chủ nhân của 300 gốc cây thanh long ruột đỏ đang đơm hoa kết trái, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Đây là mô hình sản xuất mới, phù hợp với vùng đất miền núi khô cằn, đang được nhiều hộ dân học tập theo.

Nhờ ứng dụng cơ giới vào khâu làm đất và biết sử dụng phân bón hợp lý, hàng trăm hộ dân người Hrê trồng mía ở huyện miền núi Ba Tơ đã nâng năng suất cây mía lên gấp 2 lần, hạn chế được tình trạng đất bị xói lở, bạc màu.

Gắn chóa đèn pin lên trán, một tay cầm cây móc, một tay thò vào hộc lôi con rắn hổ to đùng còn đang phùng mang phù phù ra, anh La Minh Vũ cười xòa: “Con này cho thu nhập khoảng 7 triệu đồng đấy”. Thấy tôi tròn xoe mắt kinh ngạc, anh chiết tính: con này cỡ hai ký rưỡi, mỗi ký giá một triệu đồng; mỗi năm nó đẻ hai lứa, mỗi lứa trung bình 15 trứng, giá mỗi trứng 300.000 đồng.

Năm nay, toàn xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định nuôi cá chua trên diện tích 25 ha mặt nước, sản lượng khoảng 120 tấn. Hiện đã đến vụ thu hoạch, nhưng giá bán cá chua thấp hơn 50% so với năm trước, người nuôi cá thua lỗ nặng.