Nuôi lươn không bùn một hướng làm ăn mới ở Quảng Yên Quảng Ninh

Gia đình anh Vũ Văn Tùng (xóm 7, xã Liên Hoà, TX Quảng Yên) là người đầu tiên áp dụng mô hình nuôi lươn trong bể xi măng không bùn.
Để thực hiện mô hình này, anh Tùng đã vào tận Thanh Hoá mua giống, học kỹ thuật nuôi. Bước đầu nuôi thử nghiệm chỉ có một bể xi măng diện tích khoảng 7m2, thả 18kg lươn giống, mỗi kg khoảng 20 con.
Hiện số lươn của anh nuôi đang phát triển tốt, sau gần 3 tháng trọng lượng đạt từ 10 - 15 con/kg, khoảng hơn tháng nữa anh sẽ xuất bán.
Anh Vũ Văn Tùng đang kiểm tra lươn nuôi trong bể xi măng của gia đình.
Anh Tùng cho biết, tính từ lúc mua lươn giống đến nay đã được gần 2 tháng rưỡi, lươn giống khoảng từ 80 con/1kg; sau 2 tháng rưỡi đã được khoảng 40 con/1kg. Theo anh Tùng, việc nuôi lươn trong bể xi măng có hiệu quả kinh tế khá mà chi phí lại thấp. Vì thế, sắp tới gia đình sẽ mở rộng quy mô nuôi…
Cũng như vậy, anh Đào Văn Xốp, một hộ gia đình nuôi lươn khác cũng ở xã Liên Hoà, cho biết:
“- Công đoạn nuôi lươn ban đầu là nắm được độ PH của nguồn nước, vệ sinh chuồng trại thường xuyên, một ngày trung bình cho lươn ăn xong là phải vệ sinh các thức ăn thừa, chất thải của lươn ra ngoài. Nước đầu vào bao giờ cũng phải tuyệt đối bảo đảm. Tới đây một số ô chuồng bỏ không, tôi cũng tiếp tục nuôi lươn…”.
Hiện nay, ở Liên Hoà, có 4 hộ nuôi lươn trong bể xi măng không có bùn đất đều trong giai đoạn thử nghiệm với diện tích không lớn, mỗi hộ chỉ một vài bể.
Và tới thời điểm này, lươn nuôi ở các gia đình đều phát triển tốt. Mô hình này đã góp phần làm đa dạng hoá các loại vật nuôi trên địa bàn, làm thay đổi cách nghĩ, cách làm truyền thống của người dân địa phương.
Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Liên Hoà, cho biết: “-Trước mắt mô hình này đang ở giai đoạn thử nghiệm.
Nếu thành công, đạt hiệu quả cao thì chúng tôi sẽ vận động các hộ dân tham gia mô hình nuôi lươn sạch đảm bảo vệ sinh môi trường. Tôi cũng đề nghị các ngành chức năng tạo điều kiện về con giống, vốn vay, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lươn cho bà con…”
Có thể bạn quan tâm
Con đường về thôn Quyết Thắng trải bê tông giờ đã rộng rãi đẹp hơn; những cánh rừng trồng, những thửa ruộng lúa mùa hạ xanh mướt một màu no ấm, đưa chúng tôi về thăm gia đình CCB Vi Hữu Nhân, một tấm gương vượt khó, từ hai bàn tay trắng khi ra quân, sau 15 năm lập nghiệp nơi đất mới, anh đã trở thành một trong những CCB làm kinh tế giỏi, XĐGN xuất sắc của phường Ngọc Hà thành phố Hà Giang.

Đúng như nhận định của nhiều nhà vườn, thị trường nông sản năm nay vẫn là một ẩn số khó “dò”. Bên cạnh những nông sản “được giá”, đầu ra ổn định thì một số loại trái cây khác như dâu xanh, dâu vàng, thậm chí măng cụt, chôm chôm dù mới vào mùa đã có dấu hiệu “rớt giá”.

Thị xã Ngã Bảy đang chuẩn bị ra mắt xã nông thôn mới (NTM) cuối cùng và trở thành đơn vị cấp huyện đầu tiên của tỉnh đạt chuẩn NTM.

Nhà nước cần có các cơ chế bảo vệ doanh nghiệp như chỉ cho phép doanh nghiệp có vùng nguyên liệu được xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với nông dân...

Sau nhiều năm gắn bó với chốn thị thành náo nhiệt của TP.Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận), do đam mê nghề chăn nuôi nên Phạm Minh Quang đã rời bỏ mảnh đất yêu thương của mình mà đến xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) lập nghiệp, cuộc sống đã bắt đầu thay đổi từ đây.