Nuôi Heo Ky Phục Vụ Tết

Ông Tiêu Tùng ở thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi) là một trong những người đầu tiên xây dựng thành công trang trại nuôi heo ky. Nhiều năm qua, việc nuôi heo ky đã mang về cho ông một khoản thu nhập đáng kể.
Năm 2008 gia đình ông Tùng ký hợp đồng với Sở Khoa học - Công nghệ Quảng Ngãi và Trường Đại học Nông lâm Huế để nuôi heo ky thử nghiệm. Phía bên A chịu trách nhiệm cung cấp 21 con heo giống và hướng dẫn quy trình, kỹ thuật nuôi heo ky.
Qua một thời gian nuôi thử nghiệm heo ky theo quy trình khép kín, con nào không đạt yêu cầu thì loại đi, nên ông Tùng đã tuyển chọn được đàn heo ky giống tốt hiện có 15 con heo nái và 2 con heo đực để phối giống. Khi tạo được đàn heo con ông đều giữ lại nuôi lớn mới xuất bán ra thị trường, nên hiệu quả kinh tế đạt khá cao.
Lứa đầu tiên (năm 2010), ông bán với giá 60 ngàn đồng/kg heo hơi, cao gấp đôi so với giá heo bình thường. Sang năm 2011 giá heo ky tăng dần. Lái buôn đến tận nhà mua với giá 100 ngàn đồng/kg heo hơi.
Từ năm 2012 trở đi, trang trại của ông Tùng luôn giữ được số lượng đàn heo thịt ổn định khoảng trên dưới 100 con để cung cấp ra thị trường. Rút kinh nghiệm từ Tết năm trước, chỉ tính từ đầu tháng Chạp đến ngày 28 Tết đã tiêu thụ khoảng 50 con, trong đó có ngày bán được tới 12 con với giá 120 ngàn đồng/kg heo hơi, cao gấp 3 lần so với giá heo bình thường trên thị trường, nhưng không đủ heo thịt để bán. Năm nay trang trại của ông Tùng đã lên kế hoạch khá chu đáo về nuôi heo ky để phục vụ Tết.
Heo ky được nuôi bằng thức ăn chính là xác bia, xác đậu nành và các loại rau cỏ, lá cây xanh nên chậm lớn. Nếu nuôi tốt bình quân mỗi tháng tăng trọng được 3 kg, bình thường thì nuôi hơn 8 tháng được 20 kg là có thể xuất chuồng.
Hiện tại trang trại của ông Tùng đã chuẩn bị được 80 con heo ky để phục vụ Tết Giáp Ngọ - 2014. Ông Tùng cho biết, Tết này trang trại của ông vẫn bán heo ky với giá 120 đồng/kg hơi như năm trước với nhiều cách phục vụ linh hoạt như sẵn sàng xẻ heo thịt đem tới tận nhà khi có yêu cầu, nên đã thu hút được lượng khách đến đặt hàng ngày càng đông.
Ở thôn Kỳ Thọ Nam, xã Hành Đức cũng có người nuôi heo ky đạt hiệu quả cao đó là ông Trịnh Kim Thúy. Ông Thúy cho biết, heo ky là giống heo tốt, chất lượng thịt ngon, thị trường tiêu thụ mạnh nên từ 5 năm trước ông đã mua lại giống heo ky của ông Tiêu Tùng về nuôi rồi phát triển dần lên thành đàn.
Hiện trang trại của ông còn 11 con heo nái và một con heo đực để phối giống. Bình quân mỗi năm ông Thúy xuất chuồng từ 40 - 50 con và năm nay đã chuẩn bị được gần 100 con heo ky đủ trọng lượng xuất chuồng để phục vụ Tết Giáp Ngọ. Ông Thúy cũng bán với giá 120 ngàn đồng/kg heo hơi và sẵn sàng phục vụ tận nơi theo yêu cầu của người mua.
Bằng cách tạo ra sản phẩm chất lượng tốt, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình nên nhiều trang trại chăn nuôi heo ky ở Nghĩa Hành đã tạo được uy tín trên thị trường và việc làm ăn của chủ trang tại ngày càng phát triển.
Có thể bạn quan tâm
Tôm giống sạch bệnh EMS chỉ đóng góp 50% khả năng thành công nhưng tôm giống nhiễm bệnh EMS có thể tạo ra gần 100% khả năng thất bại. Chính vì thế, siết chặt chất lượng con giống sẽ là bước đầu tiên quyết định sự thành công của vụ nuôi.

Sau khi thu hoạch dứt điểm lúa mùa vào cuối tháng 2, nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang tập trung cải tạo đồng ruộng tiếp tục thả tôm nuôi với tổng diện tích gần 40.000 ha. Tuy nhiên, từ đầu vụ đến nay có khoảng 6.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại từ 50% trở lên, trong đó hơn 140 ha thiệt hại 100% do ảnh hưởng thời tiết khô hạn, độ mặn cao, thiếu nước và những yếu tố bất lợi khác.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang, hiện nay tình trạng nghêu chết mới tại vùng ven biển Gò Công đã giảm nhiều so với trước. Theo số liệu ghi nhận từ địa phương, đến nay đã có 1.560,34 ha có hiện tượng nghêu chết với tổng sản lượng nghêu chết ước tính khoảng 16.955 tấn, tương đương giá trị thiệt hại trên 272 tỷ đồng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), tháng 4 là thời điểm tháng đầu của vụ cá Nam, thời tiết tương đối thuận lợi cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Thêm vào đó, nhiều loại hải sản xuất hiện ngay từ đầu vụ nhất là cá cơm, cá ngừ, cá sọc dưa, cá hố... cùng với chính sách phát triển ngành thủy sản nên các địa phương ven biển đã khuyển khích nhiều hộ ngư dân đồng loạt ra khơi bám biển.

Những ngày qua, nông dân trong tỉnh Bạc Liêu phải “vật lộn” với thời tiết để tìm cách cứu lấy con tôm. Nắng nóng làm cho tôm nuôi chậm lớn và mắc phải nhiều bệnh như hoại tử gan tụy (EMS), phân trắng, bệnh đục cơ… Ngành quản lý đang khuyến cáo nông dân áp dụng nhiều biện pháp phòng bệnh cho tôm để làm giảm thiệt hại.