Quảng Bình Mở Lớp Bồi Dưỡng Cho Thuyền Trưởng Tàu Cá

Ngày 24/3, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hội nông dân xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với Trung tâm đăng kiểm, tư vấn nghề cá vừa mở 2 lớp bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng 4 cho 90 máy trưởng, thuyền trưởng của các tàu từ 400 - 1000CV.
Theo đó, trong thời gian 7 ngày, các học viên được tiếp thu các quy tắc xử lý cứu nạn, cứu hộ trên biển; nghiệp vụ khí tượng hải dương; khai thác và bảo vệ hải sản; nghiệp vụ pháp lý hàng hải, điều động tàu, cứu sinh, cứu hỏa…
Sau khi hoàn thành khóa học, Trung tâm Đăng kiểm và tư vấn nghề cá tổ chức kiểm tra, thi sát sạch và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân hoạt động ra vào cửa lạch trong cả nước.
Có thể bạn quan tâm

Đã hơn 20 năm qua, người dân Vũng Liêm đã gắn bó và sinh sống cùng cây lác. Thu nhập kinh tế từ 1 công đất lác hơn hẳn 1 công đất lúa. Lác dễ trồng, một lần trồng có thể thu hoạch được trong 5 - 6 năm, cá biệt có diện tích tốt sẽ thu hoạch được gần 10 năm. Cứ 5 tháng thì thu hoạch một lần.

Đến cuối năm 2014, tổng diện tích cà phê trên địa bàn huyện Khánh Sơn là 536ha, trong đó, 320ha đang trong thời kỳ thu hoạch. Tuy nhiên, theo ông Lê Anh Quang, cán bộ khuyến nông xã Sơn Bình, do thời tiết diễn biến bất thường, cà phê lâu năm trổ bông đúng thời điểm nhiều mưa nên năng suất không cao, thậm chí giảm so với mọi năm.

Theo Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, diện tích gieo trồng lúa toàn tỉnh Bình Thuận hàng năm trên 100 ngàn ha, năng suất bình quân năm 2014 là 56,3 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 659 ngàn tấn. Vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh tập trung ở các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tánh Linh, Đức Linh.

Đồng ruộng được dồn đổi, chỉnh trang, kiến thiết tạo nhiều thuận lợi cho thâm canh và áp dụng cơ giới hóa. Nhiều tiến bộ kỹ thuật mới về giống, nhiều mô hình và cách làm hay, hiệu quả đã được khẳng định trong thực tiễn qua nhiều năm là cơ sở để áp dụng và nhân rộng nhanh.

Trên con đường bê tông phẳng phiu, uốn lượn qua những nương chè xanh ngát, chúng tôi đến nhà ông Trần Duy Hưng ở xóm Cây Thị, một trong những hộ làm chè Đông lâu năm của xã. Ông cho biết : Vì chủ động được nguồn nước tưới nên năm nào nhà tôi cũng làm 10 sào chè vụ đông.