Nuôi Ếch, Một Lời Ba

Nhờ nuôi ếch mà gia đình anh Lý Thường Tình cũng như nhiều hộ dân ở thôn Đức Long 2, xã An Nông (Triệu Sơn - Thanh Hóa) đã thoát nghèo, từng bước vươn lên khá - giàu.
Nghề mới
Anh Tình kể cho chúng tôi nghe cơ duyên đến với nghề nuôi ếch, đó là một lần anh cùng người bạn lên TP.Thanh Hóa chơi. Hỏi chuyện mới hay anh này vừa đi tập huấn một lớp kỹ thuật về chăn nuôi, trong đó có nuôi ếch, cá chuối, ba ba… Qua trò chuyện, anh Tình cảm thấy với cái nghề bán hàng rong của mình thì khó có thể làm giàu nên quyết định chuyển hướng mong thay đổi "vận mệnh". Trong ba con vật nuôi trên, thấy điều kiện gia đình phù hợp với nuôi ếch, anh về bàn bạc với vợ con cải tạo vườn ao, xây chuồng nuôi thử. Lúc đầu do chưa am hiểu kỹ thuật nên anh chỉ làm theo cảm tính, nuôi với số lượng nhỏ (1.400 con ếch bột).
"Năm 2009, ếch trong chuồng nhà tôi chết gần hết. Qua tìm hiểu mới biết, nguồn nước trong ao bị ô nhiễm do thức ăn dư thừa tồn đọng, làm cho ếch nhiễm bệnh mà chết. Từ sai lầm đó, tôi có thêm bài học, đó là phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Tôi thấy nuôi ếch hiệu quả, không tốn nhiều thời gian chăm sóc. Đặc biệt, ếch bán trên thị trường giá lúc nào cũng cao, thịt ếch được ví như thịt gà đồng, ăn rất ngon nên nhiều người tìm mua", anh Tình chia sẻ.
Bằng sự đam mê, ham học hỏi, anh tìm hiểu thêm về thị trường tiêu thụ cũng như cách thức nuôi sao cho ếch không bị bệnh, lớn nhanh. Đến nay, gia đình anh Tình nuôi khoảng 12 vạn ếch Thái Lan, 7 vạn ếch Nam Mỹ. Tới đây, anh dự định nhân rộng mô hình, không chỉ nuôi ếch mà còn nuôi cá chuối, lươn, chạch..., là những con nuôi cho thu nhập cao, không tốn nhiều công sức.
Một lời ba
Anh Tình chia sẻ kinh nghiệm: Một ngày thay nước một lần thì ếch không bị mắc bệnh và lớn nhanh. Chú ý nuôi ếch Thái Lan phải che bóng; ếch Nam Mỹ nên che nắng. Cầm ếch lên sờ vào lườn bụng thấy có các hạt li ti là ếch chuẩn bị đẻ, nên cho vào bể xi măng.
Thông thường, ếch đẻ 2-3 lần trong năm, một con đẻ 1,5 vạn trứng, nếu bán con giống thì giá 3.500 đồng/kg. Ếch Thái Lan đẻ từ 5 giờ sáng, đến 17 giờ chiều cùng ngày là nở, khoảng 1 tháng sau là lên hết chân; ếch Nam Mỹ từ lúc đẻ đến lúc nở con khoảng 25 giờ, nếu thời tiết lạnh thì kéo dài 30 giờ, hơn 3 tháng sau ếch mới lên chân. Nếu chăm sóc tốt, ếch Thái nuôi 3-5 tháng là có thể bán với giá 40.000 - 50.000 đồng/kg; ếch Nam Mỹ thì phải nuôi 4-6 tháng, giá bán 50.000 -60.000 đồng/kg.
Theo anh Tình, cứ nuôi 1.000 con ếch thì trong vòng 1 tháng xuất bán được 3 triệu đồng, thị trường luôn rộng mở, nhiều khi không có ếch để bán. Gia đình anh Tình đang là điểm cung cấp con giống tin cậy, đồng thời cũng là điểm phục vụ thịt ếch thương phẩm cho các nhà hàng, đám cưới trong và ngoài tỉnh. Trừ chi phí, gia đình anh thu về gần 100 triệu đồng/năm, từ đó có điều kiện xây dựng nhà cửa kiên cố, mua sắm tiện nghi sinh hoạt.
"Từ khi bắt đầu nuôi ếch, tôi không phải vào Nam hay ra Bắc làm ăn nữa, cuộc sống khấm khá hơn nhiều. Từ mô hình nuôi ếch của nhà tôi mà bà con hàng xóm đến học hỏi và nuôi thành công, có nhà thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Có thể nói, nghề này nuôi một lời ba, không lo bị thua lỗ", anh Tình nói.
Có thể bạn quan tâm

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.

Trong khi Khánh Sơn (Khánh Hòa) còn đang tìm giải pháp để chấm dứt tình trạng vàng thau lẫn lộn giữa sầu riêng Khánh Sơn với sầu riêng mạo danh, thì giờ đây, thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn lại có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi việc sử dụng hóa chất ép trái chín nhanh đang diễn ra tràn lan.

Theo Cục Chăn nuôi, hiện đầu ra cho chồn nhung đen chưa có, trong khi xuất hiện những cá nhân trục lợi theo kiểu bán hàng đa cấp đã đẩy giá của 1 đôi chồn nhung đen lên lên tới 3-4 triệu đồng (trong khi giá trị thực chỉ khoảng 300.000 - 400.000 đồng).

Trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng đang điêu đứng vì dịch bệnh, thì trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Lập ở thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội không chỉ đứng vững, mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.

Với mục đích phát hiện sâu bệnh trên cây trồng và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ, chăm bón hiệu quả, Chi cục BVTV Hưng Yên đã tiến hành thành lập 5 bệnh xá cây trồng. Tuy mới đi vào hoạt động, song bước đầu mang lại hiệu quả trong việc phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, được nông dân đồng tình ủng hộ. Đặc biệt, các hoạt động của bệnh xá được hỗ trợ miễn phí cho nông dân.