Phòng Dịch Tốt Không Sợ Thất Bại

Trong khi các trang trại chăn nuôi gia cầm trong vùng đang điêu đứng vì dịch bệnh, thì trang trại chăn nuôi của anh Nguyễn Đức Lập ở thôn Đoài, xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội không chỉ đứng vững, mà còn có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
Dẫn chúng tôi vào nhà, anh Lập khoe ngay: “Phải nói gần chục năm gắn bó với nghề chăn nuôi gà, tôi chưa từng gặp thất bại, cứ nuôi năm nào là thắng năm đó”.
Nói về cơ duyên đến với nghề nuôi gà, anh Lập cho hay: Do trước đây tôi làm công nhân tại trại gà Phúc Thịnh (huyện Đông Anh), ngày ngày tiếp súc với gà nên tôi rất thích nghề nuôi gà. Sau khi lập gia đình, thấy làm công nhân trong trại gà thu nhập thấp, vợ chồng anh quyết định xin thôi việc. Tích góp được ít vốn, anh Lập đầu tư xây dựng chuồng trại và mua 500 gà bố mẹ giống Ai Cập về nuôi thử nghiệm. Thời gian làm công nhân trong trại gà nên anh Lập nắm chắc kỹ thuật nuôi và cách phòng dịch cho gà, nên ngay năm đầu tiên nuôi, anh đã thành công, thu về hơn 50 triệu đồng tiền lãi.
Có vốn trong tay, anh mở rộng diện tích chuồng trại, tăng quy mô đàn gà. Cùng với nuôi gà đẻ trứng, anh xây thêm lò ấp trứng để kinh doanh gà giống.
Anh còn xây dựng 5 vệ tinh (trang trại nuôi gia công) chăn nuôi gia cầm trên địa bàn xã, mỗi trang trại nuôi 2.000 – 3.000 gà bố mẹ. Sản phẩm trứng và gà giống của anh không chỉ nổi tiếng ở miền Bắc, mà đã được bạn hàng và người tiêu dùng ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam biết đến.
Cùng với nuôi gà, vợ chồng anh mở thêm dịch vụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y. Mỗi năm tổng thu nhập của gia đình anh lên đến hàng tỷ đồng.
Hiện, hệ thống trang trại của gia đình anh đứng đầu xã về cả quy mô và doanh thu. Anh Lập chia sẻ: “Để thành công trong chăn nuôi gia cầm không khó, chỉ cần luôn đảm bảo tốt phòng dịch bệnh và chọn giống chuẩn là thắng, thêm nữa là phải biết được nhu cầu của thị trường để có chính sách phát triển cho phù hợp.
Bà con có nhu cầu mua và tư vấn kỹ thuật nuôi gà liên hệ với anh Nguyễn Đức Lập qua số điện thoại: 0916108548.
Có thể bạn quan tâm

Điển hình như gia đình anh Nguyễn Văn Vê, ở thôn Jang Cách, từ lâu đã ấp ủ đầu tư chăn nuôi bò, nhưng mãi chưa thể thực hiện được vì không đủ vốn. Tuy nhiên, sau khi trình bày nguyện vọng tại các buổi sinh hoạt chi đoàn thôn, năm 2013, anh được Đoàn xã xét để được vay nguồn vốn từ Dự án chăn nuôi bò của huyện do tổ chức Đoàn quản lý. Với khoản vốn vay gần 13 triệu đồng, cộng thêm tiền của gia đình, anh đã mua một cặp bò mẹ về nuôi.

Do gieo sạ gặp được thời tiết thuận lợi nên cây lúa phát triển nhanh, ít sâu bệnh. Hiện tại, lúa đang trong thời kỳ phát triển rất cần chăm sóc, gia đình tôi phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời bón các loại phân thích hợp giúp cây phát triển tốt, với hy vọng đạt năng suất cao”.

Vụ Đông - xuân năm nay, huyện Quang Bình gieo cấy 1.898 ha lúa. Đến nay, nhân dân đã làm đất xong 100% diện tích, nhiều xã vùng thấp như Vĩ Thượng, Xuân Giang, Bằng Lang, Tân Bắc, Tân Trịnh, thị trấn Yên Bình... bà con nông dân đang tiến hành gieo cấy đạt trên 80% diện tích.

Câu chuyện đầu năm của chúng tôi với những người làm nông nghiệp ở Bắc Mê xoay quanh vấn đề chuyển đổi mùa vụ. Có thể đối với các huyện khác, là chuyện đã cũ, nhưng với Bắc Mê, thì đây là bước “đột phá”, không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần tháo “nút thắt” quan trọng để phát triển nông nghiệp bền vững.

Chỉ có hơn 50 lao động, lại hoạt động trên một địa bàn giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí đại đa số đồng bào còn thấp, bởi vậy, để nắm bắt địa bàn, công ty đã kiện toàn củng cố, duy trì 11 chi nhánh trực thuộc tại 11 huyện, thành phố, tổ chức gần 30 điểm bán hàng trên các vùng trọng điểm địa bàn tỉnh.