Một Số Giải Pháp Ngăn Chặn Dịch Bệnh Trên Tôm Nuôi

Theo Sở NN&PTNT, đến nay, tổng diện tích thả nuôi tôm biển thâm canh, bán thâm canh trong tỉnh Bến Tre là 882ha, diện tích bị thiệt hại là 143ha. Tôm chết giai đoạn từ 30-35 ngày tuổi, do bệnh hoại tử gan tụy cấp, bệnh đốm trắng, tập trung tại các xã: Định Trung, Đại Hòa Lộc và các địa phương nuôi ngoài vùng qui hoạch, như: Thới Lai, Phú Vang, Lộc Thuận (Bình Đại).
Sở đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong đó thực hiện chủ trương tái kiểm 100% lượng giống tôm biển nhập tỉnh bằng phương pháp PCR đối với bệnh Taura, đốm trắng; kiểm tra nghiêm ngặt việc chấp hành các qui định về quản lý giống đối với các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh, giống nhập tỉnh; tăng cường kiểm ra, xử lý các cơ sở, công ty sản xuất kinh doanh thuốc thú y thủy sản, hóa chất ngoài danh mục; xây dựng vùng nuôi an toàn dịch bệnh; củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của ban quản lý vùng nuôi tại các vùng nuôi tập trung; tập huấn kỹ thuật cho người nuôi ngoài vùng qui hoạch trong thời gian chờ rà soát, điều chỉnh qui hoạch nuôi tôm chân trắng phù hợp điều kiện thực tế từng địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Cũng như thông lệ hàng năm, vào thời điểm này mặt hàng trái cây tại ĐBSCL lại rơi vào tình trạng được mùa, mất giá, đầu ra bấp bênh.

Trong khi đó, giá gạo trong nước đang tiếp tục giảm mạnh do nguồn cung từ vụ hè thu đang tăng lên ở ĐBSCL. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã mua lúa với giá 6,6 triệu đồng/tấn vào 2 tuần trước, giá giảm xuống 4,2 triệu đồng trong tuần trước và chỉ còn 4 triệu đồng trong tuần này.

Hiện đang là thời điểm mùa vụ cá Nam, nhờ thời tiết thuận lợi, các vùng biển miền Trung và Nam trung bộ các đàn cá nổi liên tục với trữ lượng lớn, nên đã có nhiều tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường. Nhìn chung bước khởi động đánh bắt vụ cá Nam đang có những tín hiệu tích cực.

Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng có ao mương, nên việc khai thác diện tích mặt nước để nuôi các loại cá nước ngọt được các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng quan tâm, nhằm giúp nông dân tăng thu nhập, góp phần chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, như mô hình nuôi cá sặc rằn ở huyện Long Phú.

Vào năm 2012, nhiều chủ vựa cua trên địa bàn các huyện Năm Căn, Đầm Dơi, Cái Nước... tỉnh Cà Mau đã lao đao vì bị quỵt nợ hàng chục tỷ đồng do mua bán cua với thương lái Trung Quốc kinh doanh không phép.