Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi

Nuôi Cá Tầm Ở Đa Mi
Ngày đăng: 16/11/2013

Nhà máy thủy điện Hàm Thuận – Đa Mi nằm trên lưu vực sông La Ngà thuộc sông Đồng Nai là sự kết nối giữa 2 nhà máy Hàm Thuận và Đa Mi cách nhau khoảng 10km, trên địa bàn 2 tỉnh Lâm Đồng và Bình Thuận với diện tích mặt thoáng khoảng 25,2 km2. Nhà máy thủy điện Hàm Thuận gồm 2 tổ máy với công suất 300MW. Nhà máy thủy điện Đa Mi gồm 2 tổ máy với công suất là 175MW.

Với đặc điểm là hồ chứa nước từ nhà máy Hàm Thuận, nên mực nước ở nhà máy Đa Mi luôn tràn đầy và trong xanh quanh năm nên Công Ty cổ phần Tầm Long Đa Mi đã quyết định đầu tư nuôi cá tầm thương phẩm. Theo Kỹ sư Trần Văn Tuấn: Công ty đưa vào nuôi thử nghiệm 20 lồng với 23.000 cá giống, sau 3 tháng cá tầm phát triển khá tốt, nên công ty tiếp tục phát triển thêm 30 lồng nữa để nuôi. Cá Tầm lớn rất nhanh trong 3 tháng đầu. Sau 1 năm có con đạt trọng lượng từ 2,5 đến 3kg/con. Các chuyên gia Nga được công ty thuê đã đánh giá hồ thủy điện Đa Mi đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về nhiệt độ, môi trường trong sạch, có dòng chảy thích hợp nếu đầu tư đúng mức, nơi đây sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá tầm và trứng cá đen uy tín hàng đầu của Việt Nam và thế giới.

Được biết, cá tầm xuất hiện trên trái đất cách đây khoảng 200 triệu năm, vì thế chúng trở thành một trong những loại cá có vây tia cổ đại hiện nay. Đây là loại cá sống tại vùng nước lạnh tại vùng biển Caspian, Biển Đen và các vùng sông hồ như: Delaware, Rhin, Garonne, Elbe, Volga, Danube và hồ Ladoga. Cá tầm là loại cá xương sụn, thân có hình ống da dầy, nhám và không có vây. Trong các món ăn đặc sản ở Nga, Trung Quốc, Đan Mạch, Pháp… món được toàn thế giới biết đến là trứng cá tầm (CAVIAR) và đây được coi là món ăn cho những người giàu có và giới quyền thế. Đối với thịt và sụn cá tầm cũng chế biến được rất nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng.

Hàng ngày các nhân viên kỹ thuật của Công ty phải kiểm tra trọng lượng, sức khỏe và số lượng cho từng đàn cá.


Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc đang làm khó vải thiều Việt Nam Trung Quốc đang làm khó vải thiều Việt Nam

Ngoài Trung Quốc, vải thiều Việt Nam đã tìm được chỗ đứng tại một số thị trường lớn như Mỹ, Australia...

17/07/2015
Thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu Thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu

Đó là ý kiến của Phó giáo sư - Tiến sĩ Phạm Văn Dư, Phó Cục Trưởng Cục trồng trọt tại hội thảo rải vụ xoài cấp khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2015 (lần 2) do Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp tổ chức ngày 16/7. Hơn 120 đại biểu đến từ các tỉnh: Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, An Giang đến dự.

17/07/2015
Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang) Xây dựng nhãn hiệu chanh đào Lạng Giang (Bắc Giang)

Nhờ trồng chanh đào, nhiều nông dân huyện Lạng Giang (Bắc Giang) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.

17/07/2015
Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn Người nuôi tôm hùm lao đao vì trượt giá, lỗ lớn

Người nuôi tôm hùm Khánh Hòa đang lao đao vì giá giảm chưa từng thấy vào cuối vụ xuất bán. Hiện tôm hùm đã giảm giá từ 500.000 - 600.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái.

18/07/2015
Tử huyệt của ngành mía đường Tử huyệt của ngành mía đường

Trong khi ngành mía đường nhiều nước phát triển vượt bậc, nhất là các nước ASEAN thì ở Việt Nam, ngành này lại yếu về mọi mặt, đặt ra đòi hỏi Chính phủ phải đóng vai trò chính trong vận hành, quản lý…

18/07/2015