Thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu

Tại hội thảo, đại diện Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp phân tích về tình hình sản xuất rải vụ thu hoạch xoài khu vực ĐBSCL năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015. Trong đó, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư thông tin đến hội thảo những nội dung về: diện tích, sản lượng, thời gian cũng như các thị trường tiềm năng tiêu thụ xoài…
Tham dự hội thảo, các nhà khoa học cùng nông dân thảo luận về những giải pháp thực hiện rải vụ xoài hiệu quả; hướng tháo gỡ những khó khăn trong thực hiện rải vụ xoài vào tháng 6, 7, 8.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt Phạm Văn Dư nhận định, việc thực hiện rải vụ trên cây xoài là hướng đi tất yếu nhằm giúp nông dân nâng cao thu nhập. Thời gian tới, để thực hiện rải vụ hiệu quả, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có chính sách hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật, hỗ trợ vốn…
Dịp này, khi đến tham quan thực tế mô hình sản xuất xoài theo hướng an toàn ở phường 6, thành phố Cao Lãnh, các đại biểu đánh giá cao về kỹ thuật bao trái cũng như việc thực hiện rải vụ xoài ở Đồng Tháp.
Có thể bạn quan tâm

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Quả thật, khi lên hồ Suối Hai (thuộc xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) hỏi thăm mọi người ai cũng biết đến ông Lã Đức Quảng, với bản chất tần tảo, cần cù chịu khó bám hồ suốt nhiều năm nay để phát triển nghề nuôi thuỷ sản lồng bè.

Đối với các vùng nông thôn, người có đất nhiều thì sống nhờ ruộng rẫy và chăn nuôi thêm, còn gia đình ít đất hoặc không đất chỉ mong mùa nước lên. Tháng chín âm lịch, khi con nước ngập đồng thì mọi người tranh thủ khai thác thủy sản cho bữa ăn cả nhà, vừa bán đi để tạo nguồn thu nhập. Đây cũng là thời điểm cá đồng sinh sôi, kéo dài đến Tết âm lịch.

Từ đầu tháng 9-2013, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã phối hợp với UBND xã An Khang (TP Tuyên Quang) tổ chức thí điểm mô hình nuôi gà thả vườn an toàn sinh học cho các hộ gia đình trên địa bàn xã. Sau hơn 3 tháng triển khai, các hộ gia đình tham gia mô hình đều đánh giá là mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Sớm chọn con cá nước ngọt làm người dẫn đường cho đời mình, ông đã trở thành một nông dân siêu tỉ phú. Thành công ấy là sự tổng hợp của lòng yêu nghề, biết áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và tiết kiệm hợp lý.