Nuôi Cá Lóc Mùa Lũ Cho Hiệu Quả Kinh Tế

Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) thu nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân nhân rộng.
Anh Bùi Văn Chỉnh ở ấp Bắc, xã Tân Thạnh cho biết: “Mùa lũ năm rồi, anh đầu tư nuôi 500 con cá lóc con đầu vuông trong vèo làm bằng mùng lưới, đặt ở mé kênh với diện tích khoảng 3m2. Kết thúc vụ mùa, sau khi trừ chi phí thu lãi trên 8 triệu đồng. Hiện nay, anh đang nuôi trên 1.000 con cá lóc đầu vuông, đàn cá đang ở giai đoạn 60 ngày tuổi, phát triển nhanh”.
Cũng theo anh Chỉnh, mô hình này có nhiều thuận lợi do cá lóc tương đối dễ nuôi, ít bệnh, có thể tận dụng diện tích mặt nước kênh, rạch và xung quanh nhà. Ngoài ra, còn tận dụng được các phụ phế phẩm kiếm được từ mùa lũ để nuôi cá. Sau 3,5 - 4 tháng nuôi, cá lóc có trọng lượng từ 800gr - 1kg/con. Giá cá dao động từ 30 - 35 ngàn đồng/kg, trừ chi phí người nuôi còn lãi trên 10 triệu đồng/vèo nuôi.
Hiện toàn huyện Thanh Bình có khoảng 100 hộ nuôi cá lóc mùa lũ, với 220 vèo, mỗi vèo trung bình 700 con. Tập trung ở các xã: Tân Thạnh, Phú Lợi, Bình Tấn và An Phong.
Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý siêu são Haiyan đang giật trên cấp 17, được đánh giá là mạnh nhất 10 năm trở lại đây, đang đi chuyển rất nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung từ tối ngày 10 đến rạng sáng 11-11.

Bình Thuận là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, nhưng nguồn ô nhiễm môi trường đang ngày càng làm giảm đi vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển này.

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Mô hình nuôi cá chình trong lồng tre tuy rất mới nhưng đã mang lại thu nhập khá cao. Cách làm này đã giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi mới để xoay sở trong cuộc sống.

Cá điêu hồng là mặt hàng có sản lượng khá lớn, thị trường tiêu thụ nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng thủy sản này còn gặp nhiều khó khăn do sự phát triển nóng của ngành hàng, thiếu quy hoạch, chưa có chuỗi giá trị liên kết từ khâu sản xuất, nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm... khiến sản xuất chịu nhiều rủi ro.