Siêu Bão Haiyan Mạnh Nhất 10 Năm Qua Hướng Vào Miền Trung

Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý siêu são Haiyan đang giật trên cấp 17, được đánh giá là mạnh nhất 10 năm trở lại đây, đang đi chuyển rất nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung từ tối ngày 10 đến rạng sáng 11-11.
Sáng 7-11, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương họp khẩn để chuẩn bị ứng phó siêu bão có tên quốc tế Haiyan (Hải Yến).
Trưởng Ban chỉ đạo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý, siêu bão Haiyan là cơn bão mạnh nhất trong vòng 10 năm gần đây, bão hiện đang ở cấp 17 và di chuyển rất nhanh. Dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung trong khoảng thời gian từ tối ngày 10 đến rạng sáng ngày 11-11. Khi vào bờ, bão ở cấp 12 đến 13, giật cấp 14 đến 15.
Các thành viên Ban chỉ đạo, các địa phương cần phải chuẩn bị các phương án phòng chống toàn diện, kế hoạch cụ thể ở trên biển, ven biển và trên đất liền. Đặc biệt, phải kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển ở Bắc vĩ tuyến 8 đến vĩ tuyến 15, phía Đông kinh tuyến 112 di chuyển về bờ.
Các địa phương cần đặc biệt quyết liệt triển khai các biện pháp ứng phó siêu bão, đảm bảo an toàn tính mạng người dân, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản trước trong và sau bão.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 7 giờ sáng 7-11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 8,7 độ Vĩ Bắc; 132,8 độ Kinh Đông, cách đảo Mindanao (Philippines) khoảng 730 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (tức là từ 202 đến 221 km một giờ), giật trên cấp 17.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30-35 km.
Đến 7 giờ ngày 8-11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 126,0 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông Nam Philippines. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 17 (tức là từ 202 đến 221 km một giờ), giật trên cấp 17.
Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 35 km.
Đến 7 giờ ngày 9-11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,0 độ Vĩ Bắc; 117,0 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây (thuộc quần đảo Trường Sa) khoảng 350 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật trên cấp 17.
Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển nhanh chủ yếu theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 30 km.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, từ đêm 8-11, vùng biển phía Đông Biển Đông gió mạnh dần lên cấp 9, cấp 10, sau tăng lên cấp 12, cấp 13, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 14, cấp 15, giật trên cấp 17. Biển động dữ dội.
Đến 6 giờ sáng 7-11, Bộ đội biên phòng tuyến biển phối hợp với các địa phương kêu gọi, hướng dẫn cho hơn 85.000 phương tiện với khoảng 385.000 người biết diễn biến áp thấp nhiệt đới và bão.
Hiện khu vực Bắc và giữa biển Đông bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn 428 phương tiện, với 6.315 người.
Có thể bạn quan tâm

Đương sự thỏa thuận một đằng, tòa công nhận một nẻo khiến một nông dân trắng tay. Trách nhiệm này ai chịu và chịu đến đâu vẫn còn là câu hỏi.

Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hải Phòng Phạm Văn Công cho biết: “Hiện có 2 lỗ hổng lớn tăng nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố, đó là tình trạng gia cầm giống nhập lậu Trung Quốc len lỏi về các vùng quê, lẫn vào đàn chăn nuôi và sự gia tăng của đàn vịt mùa vụ trên các tuyến kênh mương”.

Trồng nấm rơm trong nhà là mô hình không chỉ tạo thêm thu nhập, mà còn góp phần giải quyết việc làm cho nhiều hộ dân xã Vĩnh Trạch (Thoại Sơn, An Giang). Đặc biệt, mô hình thích hợp các hộ ít hoặc không đất sản xuất, góp phần giảm nghèo tại địa phương.

Kỹ sư Trần Phùng Hoàng Tuấn, Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa thực hiện thành công đề tài nghiên cứu khoa học “Xây dựng quy trình ương cá lăng nha trên bể lót bạt”.

Cây hồ tiêu đã từng được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân xã Đăk N’Drót, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Vậy mà giờ đây, người trồng tiêu trong xã đang lâm vào tình cảnh mất ăn, mất ngủ vì cây hồ tiêu bị bệnh hàng loạt. Nhiều hộ trồng tiêu đang lỗ lực tìm đủ mọi cách chạy chữa nhưng vẫn không có hiệu quả, nên đành ngậm ngùi nhìn vườn tiêu chết dần.