Nuôi Cá Lăng Ở Đồng Nai Thu Lãi Cả Tỉ Đồng

Những ngày qua, hàng trăm hộ nuôi cá tại TP Biên Hòa (Đồng Nai) phấn khởi khi cá lăng đang vào mùa thu hoạch được giá cao.
Các thương lái đến tận các làng cá thuộc phường Tân Mai, Tam Hiệp, Thống Nhất… để thu mua với giá 70.000-120.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng so với năm ngoái. Nhìn chung, đợt cá lăng lần này phát triển tốt và đạt năng suất cao, bình quân mỗi bè lãi từ 500 triệu đến vài tỉ đồng.
Anh Lê Văn Liên, ngụ phường Tân Mai, cho biết: “Sau một năm chăm sóc, tôi vừa mới thu được 10 tấn cá lăng trừ mọi phí lãi gần 1 tỉ đồng. Ngoài tôi, còn có hộ của ông Lê Tâm ở phường Tam Hiệp lời đến 5 tỉ đồng”.
Theo anh Lên, để nuôi cá lăng không cần phải bỏ nhiều công chăm sóc, mỗi ngày chỉ cho cá ăn 2 buổi gồm sáng và chiều và để cá phát triển tự nhiên.
Hiện tại, giống cá lăng đang được rất nhiều nhà hàng, quán ăn tại TP HCM, Đà Nẵng và các tỉnh khu vực miền Bắc ưa chuộng. Một số thương lái thu mua cho biết đợt cá thu mua lần này được vận chuyển đến TP HCM và Bình Dương để tiêu thụ nhưng vẫn không đủ để cung ứng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm ngoái hàng chục hộ nuôi cá bé phải điêu đứng vì cá chết hàng loạt vì nguồn nước bị ô nhiễm. Đợt trúng đậm cá lăng lần này sẽ giúp các hộ có tiền trả nợ, tiếp tục bám nghề nuôi cá truyền thống trên sông Đồng Nai.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, trước kiểu đánh bắt 'tận diệt" bằng hình thức châm điện, dẫn đến lượng cá niên ở các con sông suối miền núi trong tỉnh ngày càng cạn kiệt dần.

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.