Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ

Sâm bảy lá - nguồn dược liệu quý cần bảo vệ
Ngày đăng: 26/11/2015

"Chảy máu" dược liệu

Theo người dân địa phương, sâm “bảy lá” chỉ mọc trên núi cao ở những khu rừng rậm rạp, ẩm thấp, có bảy lá, một hoa và có chiều cao khoảng từ 30-35cm.

Lá của loại sâm này rất to, giống như lá khoai môn.

Hàng năm cứ vào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, cây bắt đầu nảy mầm.

Tuy nhiên, sau thời gian ngắn ra lá và hoa, cây sẽ trụi lá “nằm lỳ” dưới đất và đợi vào đúng thời điểm năm sau mới lại nảy mầm, phát triển.

Củ sâm có vỏ màu nâu, có hình dạng xoắn hơi dài, khác với các loại sâm bán trên thị trường hiện nay.

Thông thường mỗi củ sâm nặng khoảng 200-500g.

Ông Hồ Quang Đà- người dân ở thôn Quế, xã Trà Bùi- nơi có nhiều dược liệu này cho biết: Sâm “bảy lá” rất bổ dưỡng, từ xưa đến nay, đồng bào Cor ở đây sử dụng loại sâm này ngâm với rượu uống có tác dụng làm mát gan, nhuận tràng… nhưng nếu uống quá thì dễ bị tiêu chảy.

Thời gian gần đây, nhiều thương lái săn lùng mua sâm “bảy lá” nên người dân ở thôn Quế cũng rủ nhau vào rừng để tìm và bán cho thương lái với giá từ 200 - 250 nghìn đồng/kg củ tươi.

Mặc dù, người dân trực tiếp đi khai thác cũng như thương lái đều không hiểu người ta thu mua loại dược liệu này với mục đích gì.

Chỉ biết chung chung là mua về làm thuốc.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, ngày trước, loại sâm “bảy lá” trên khu vực núi Cà Đam rất nhiều, nhưng hiện nay, do giá loại sâm này thương lái thu mua với giá cao nên hàng ngày có hàng chục người dân đi vào rừng sâu để “săn” lùng, khiến cho sâm “bảy lá” cũng ngày càng ít dần.

“Trước đây, mỗi chuyến đi vào rừng từ 2-3 ngày, một người cũng kiếm được 3-4kg sâm, nhưng giờ giỏi lắm cũng chỉ kiếm được hơn 1kg, song phải lặn lội vào tận rừng sâu rất nguy hiểm”- ông Hồ Văn Hùng ở thôn Quế, xã Trà Bùi cho hay.

Sẽ có hướng bảo tồn và phát triển

Trước nguy cơ cạn kiệt nguồn sâm “bảy lá” tự nhiên, để giữ và phát triển nguồn cây dược liệu quý của vùng núi Cà Đam, huyện Trà Bồng đang tiến hành các biện pháp tuyên truyền cho người dân khai thác có ý thức nhằm bảo tồn, nhân giống tiến tới mở rộng, phát triển sâm “bảy lá” nhằm bảo vệ nguồn dược liệu quý;

Đồng thời tạo điều kiện để người dân phát triển kinh tế dựa vào điều kiện sẵn có của địa phương.

Ông Nguyễn Xuân Bắc- Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: Sâm “bảy lá” là nguồn dược liệu quý, chính vì vậy, huyện đang khuyến khích người dân tại chỗ trồng, chăm sóc và phát triển loại sâm này để bảo tồn nguồn giống, đảm bảo nguồn giống chất lượng cao.

Từ đó, huyện sẽ có hướng hỗ trợ người dân để phát triển mở rộng nhanh diện tích trồng sâm “bảy lá” sớm trở thành vùng chuyên canh cung cấp nguyên, dược liệu nhằm tăng giá trị kinh tế của cây sâm.

Hiện một số dân ở thôn Quế cũng đang tiến hành đem trồng thử nghiệm cây sâm “bảy lá” xung quanh vườn nhà.

Trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, bước đầu cho thấy, cây sâm có hướng sinh trưởng và phát triển tốt.

“Đây là loại cây có giá trị kinh tế, nên chúng tôi rất kỳ vọng, cây sâm sẽ góp phần giúp bà con phát triển kinh tế và xóa nghèo bền vững cho người dân”- ông Hồ Quang Đà ở thôn Quế, xã Trà Bùi hy vọng.

Có thể nói, việc định hướng phát triển và bảo tồn nguồn dược liệu quý tại núi Cà Đam trong đó có cây sâm “bảy lá" là hướng đi phù hợp của chính quyền địa phương huyện Trà Bồng.

Bởi, đây không chỉ góp phần bảo tồn, tránh “chảy máu” những loại dược liệu quý mà còn giúp người dân đồng bào vùng cao chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát huy thế mạnh về khí hậu và thổ nhưỡng, nâng cao thu nhập cho người dân, cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp dược.


Có thể bạn quan tâm

Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Sò Huyết Thoát Nghèo Nhờ Nuôi Sò Huyết

Mấy năm trước, người dân Bến Tre rất khốn khổ mỗi khi nước mặn từ biển xâm nhập sâu vào đất liền. Nhưng nay họ đã tìm được giải pháp vừa sống chung, vừa làm giàu với tình trạng nước nhiễm mặn: nuôi sò huyết.

06/06/2012
Cuộc Chiến Vì Niêu Cơm Cuộc Chiến Vì Niêu Cơm

Đất ruộng bị san ủi, nông dân mất kế sinh nhai còn chủ đầu tư bỏ hoang năm này qua năm khác. Vậy mà những thửa ruộng còn lại tiếp tục bị đưa vào tầm ngắm. Người dân buộc phải đấu tranh.

01/03/2012
Hà Nội: Rau An Toàn Và Bí Quyết Không Sợ... “Ế” Hà Nội: Rau An Toàn Và Bí Quyết Không Sợ... “Ế”

Ở đâu người trồng rau lo khâu tiêu thụ, còn với người trồng rau Văn Đức thì không sợ rau "bị ế." Hiện nay, Hợp tác xã có hơn 20 đầu mối tiêu thụ rau ổn định với số lượng lớn ở nhiều tỉnh, thành phố nên bà con trồng rau ở địa phương rất yên tâm sản xuất.

29/03/2012
Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi Áp Dụng Công Nghệ Đệm Lót Sinh Thái Trong Chăn Nuôi

Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm thường thải ra lượng lớn chất thải. Nếu không được xử lý triệt để, chất thải xả ra môi trường sẽ ảnh hướng đến sức khỏe con người cũng như các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác, đồng thời còn là một trong những yếu tô gây ra các dịch bệnh phổ biến hiện nay. Đề giải quyết vấn đề này, nhiều cơ sở chăn nuôi hiện nay đã áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái và thu được nhiều kết quả tích cực. Áp dụng công nghệ đệm lót sinh thái trong chăn nuôi

02/03/2012
Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao Cá Hồi Vân - Tiềm Năng Kinh Tế Vùng Cao

Cá hồi vân, tên khoa học là Oncorhynchus mykiss, là loài cá nước lạnh có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là các sản phẩm được chế biến từ thịt và trứng cá. Từ năm 2005, nước ta đã du nhập loài này và nuôi ở nhiều địa phương như: Sapa (Lào Cai), Lâm Đồng.., bước đầu mang lại hiệu quả lớn về kinh tế.

23/11/2011