Nuôi Cá Chép Trên Ruộng Vụ Đông

Dễ nuôi, vốn đầu tư ít, hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt có thể tận dụng được diện tích ruộng thụt không thể trồng cây màu vụ đông..., mô hình nuôi cá chép trên ruộng ở xã Nhân Lý (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của bà con nông dân nơi đây.
Tháng 10-2013, Trung tâm Thủy sản tỉnh phối hợp với UBND xã Nhân Lý triển khai mô hình nuôi cá chép vụ đông trên đất ruộng 2 vụ lúa, với diện tích 3,8 ha, gồm 70 hộ gia đình trên địa bàn 3 thôn Đồng Cọ, Chản và thôn Ba Hai tham gia. Qua 3 tháng triển khai thực hiện, mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người nông dân.
Trung tâm Thủy sản tỉnh đã hỗ trợ bà con về con giống, Chi cục Thủy sản tỉnh tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trị bệnh cho cá. Kết quả bước đầu cho thấy, người nông dân có thu nhập cao và có thêm kinh nghiệm kỹ thuật nuôi cá, góp phần khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương, bảo vệ môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, mô hình nuôi cá ruộng vụ đông có chi phí thấp, tốn ít công lao động, có khả năng diệt được mầm mống sâu bệnh, làm hoai mục gốc rạ, phục vụ cho sản xuất vụ xuân.
Ông Phạm Văn Thỉnh, thôn Chản cho biết, sau 3 tháng triển khai, đàn cá của gia đình phát triển tốt, từ 7 kg với 350 con cá giống ban đầu đến nay gia đình đã thu về hơn 50 kg cá, trung bình đạt từ 180 - 250 g/con. Thu hoạch xong cá trên ruộng, gia đình không bán luôn mà lấy đó làm cá giống để thả vào 2 sào ao của gia đình để nuôi tiếp.
Với giá cá giống trên thị trường hiện nay từ 60.000 - 70.000 đồng/kg như hiện nay thì hơn 1 sào cá chép trên ruộng cho gia đình thu lãi gần 3 triệu đồng. Vụ đông 2014, gia đình anh sẽ tiếp tục mở rộng diện tích nuôi và vận động bà con trong thôn cùng làm để dần hình thành nên vùng sản xuất hàng hóa.
Từ kết quả nuôi cá chép ruộng vụ đông 2014, xã Nhân Lý tiếp tục triển khai nhân rộng trong những vụ tiếp theo, phấn đấu mở rộng diện tích lên 10 ha ở 100% thôn, bản trên địa bàn xã, coi đây là một vụ sản xuất chính trong năm, nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nông dân và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, diện tích nuôi tôm vụ 1 - 2015 ở huyện Duy Xuyên đã thu hoạch xong, sớm hơn so với mọi năm. Nhờ sản lượng tăng, giá bán sản phẩm ổn định nên người dân hết sức phấn khởi.

Gần đây, nhu cầu mua bán, tiêu thụ quế tăng cao so với mọi năm nên nhiều người trồng quế ở Phước Sơn rất phấn khởi. Bên cạnh việc chăm sóc diện tích quế cũ, nông dân địa phương gieo ươm cây quế bản địa để mở rộng thêm diện tích.

Phòng NN&PTNT huyện Núi Thành vừa cắm mốc quy hoạch 37,5ha mặt nước nuôi tôm thẻ chân trắng lót bạt tại xã Tam Hải. Trong đó, tại thôn Thuận An có 17ha, thôn Bình Trung 10ha, thôn Đông Tuần 5ha, thôn Tân Lập 3ha và thôn Xuân Mỹ 2,5 ha.

Cứ đến tháng 5-6 hằng năm, người dân ở các vùng ven biển Bình Sơn lại được dịp hái “lộc biển” khi đua nhau khai thác rong mơ. Tuy nhiên, tình trạng khai thác ồ ạt loại rong biển này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển gần bờ.

Thay vì tập trung quy hoạch vùng nuôi trồng trước khi thả nuôi thủy sản, nhiều địa phương lại đợi người dân thả nuôi rồi mới quy hoạch. Điều này không chỉ khiến ngành nuôi trồng thủy sản khó có thể phát triển bền vững, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác và gây ra nhiều hệ lụy về môi trường…