Nuôi Bò - Mô Hình Thoát Nghèo Bền Vững

Thời gian qua, mô hình nuôi bò là một trong những mô hình làm ăn có hiệu quả của nhiều bà con nông dân xã Đăng Hưng Phước (Chợ Gạo - Tiền Giang).
Dẫn chúng tôi đi thăm các hộ chăn nuôi bò, chú Trương Văn Thử, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Khoảng vài năm trở lại đây, nhiều nông dân trong xã đã được hội hỗ trợ vốn để đầu tư nuôi bò, có hộ nuôi từ vài con, nay phát triển đàn lên hàng chục con, cuộc sống khá lên…”. Đàn bò sữa 8 con của gia đình chú Lê Văn Bé Ba (ấp Bình An), con nào cũng to béo. Chú Bé Ba đã lên tận Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) mua một con bò nái về nuôi, nếu đẻ bò cái thì để nuôi. Nay đàn bò của gia đình chú được 8 con.
Chú Bé Ba là thương binh, được công nhận là “Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi” các cấp. “Nuôi bò sữa chủ yếu bỏ công cắt cỏ, vắt sữa. Chú thuê 2 công ruộng để trồng cỏ và chất vựa rơm để có đủ nguồn thức ăn cho bò. Với 8 con bò sữa nái, trong đó có 7 con đang mang bầu, mỗi ngày cho trên 100 kg sữa, trung bình 14 ngàn đồng/kg” - chú vui vẻ cho biết.
Thông qua mô hình này, nhiều hộ nông dân trong xã đã từng bước vượt qua khó khăn, thoát nghèo bền vững như: Hộ chú Huỳnh Văn Tư và hộ chú Nguyễn Văn Thắm (cùng ngụ ấp Bình Thành), thoát nghèo năm 2012…Còn theo chú Phạm Văn Minh ngụ ấp Bình An, là Tổ trưởng vay vốn cho biết: “Trong tổ của chú có 52 người vay để nuôi bò từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT”.
Theo chú Trương Văn Thử, hiện toàn xã có 450 hộ nuôi 1.000 con bò thịt và trên 300 con bò sữa. Trong 3 năm gần đây đã giải ngân hơn 700 triệu đồng giúp nông dân thực hiện dự án nuôi bò gia đình. Thông qua mô hình này đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 3,78% và đang làm thủ tục thoát nghèo cho 12 hộ.
Về lâu dài, xã sẽ tìm thêm nguồn vốn vay ưu đãi để tiếp tục phát triển mô hình nuôi bò, từng bước phát triển nhiều giống bò cao sản, nâng quy mô lẫn chất lượng đàn bò, nhằm tạo điều kiện cho người dân mau chóng thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.
Có thể bạn quan tâm

Thời tiết nắng nóng, sức tiêu thụ nước mía ở Đà Nẵng tăng mạnh, nhưng đáng buồn, người trồng mía ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) lại “nếm” thêm một mùa “mía đắng” do tư thương cấu kết thu mua với giá rẻ như bèo.

Từ 5/7, công tác quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống thủy sản sẽ được siết chặt hơn bằng Thông tư 26/2013 về quản lý giống thủy sản mà Bộ NN&PTNT vừa ban hành.

Tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang ước đạt 140.000 tấn quả tươi. Trong đó tỉnh sẽ tiêu thụ nội địa khoảng 60% còn lại xuất khẩu 40% với các thị trường xuất khẩu chính là: Trung Quốc, Lào, Campuchia và một số nước châu Âu.

Mặc dù thuộc tốp đứng đầu châu Á về sản lượng thịt lợn, mật ong và đóng góp khoảng 28% trong cơ cấu GDP toàn ngành nông nghiệp, song ngành chăn nuôi nước ta vẫn luôn phải đối mặt với nhiều thách thức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát triển không bền vững. Tái cơ cấu sản xuất, cùng những giải pháp quyết liệt trợ giúp người chăn nuôi, là những việc cần làm ngay để nâng cao sức cạnh tranh của ngành trong xu thế hội nhập quốc tế.

Đến ngày 25/5, nông dân trong tỉnh Quảng Ngãi đã cấy sạ 20.704 ha lúa hè thu, đạt 62,4% kế hoạch. Trong điều kiện trời nắng nóng, khô hạn, ngành nông nghiệp đang phối hợp với các huyện, thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ cấy sạ lúa hè thu.