Nước mặn tấn công sớm hơn 10.000ha lúa ảnh hưởng

Trên hệ thống sông Cửu Long, dự báo độ mặn cao nhất cao nhất năm khả năng xuất hiện trong tháng 3.2016, ở mức xấp xỉ hoặc cao hơn độ mặn cao nhất mùa khô năm 2015, cao hơn trung bình nhiều năm và cao hơn độ mặn năm 2015.
Người dân huyện Long Mỹ (Hậu Giang) nạo vét kênh mương nội đồng để trữ ngọt và ngăn mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Ông Lê Phước Đại - Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang cho biết, từ giữa tháng 3 năm 2015, tình trạng xâm nhập mặn đến sớm, lấn sâu vào đất liền khiến 5.000/75.000ha lúa của địa phương này bị nhiễm mặn.
Không chỉ vậy, từ ngày 15 đến 30.7 nước mặn tràn lên huyện Phụng Hiệp làm một số nhà máy xử lý nước không thể xử lý được nước ngọt, dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt cung cấp cho sinh hoạt trong vùng.
Còn tại Bến Tre, ông Nguyễn Văn Ngân - Phó Giám đốc Sở NNPTNT Bến Tre cũng cho biết, đã có ít nhất 6.500ha lúa và 3,5ha hoa màu trong tỉnh bị ảnh hưởng bởi tình trạng mặn đến sớm trong năm 2015, hàng ngàn người dân sống ven biển các huyện Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú luôn trong cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng.
Đến nay, Bến Tre vẫn còn nhiều công trình chưa được đầu tư nhằm khép kín hệ thống thủy lợi khu vực Bắc Bến Tre và một số cống lớn ở phía Nam Mỏ Cày, Ba Tri, Thạnh Phú.
Do đó, nếu mặn xâm nhập sớm và lấn sâu vào đất liền, hậu quả cho đời sống, sản xuất của người dân vùng này là không thể đo lường được.
Trước những dự báo về tình trạng khắc nghiệt của thời tiết trong năm tới, ông Lê Mạnh Hùng – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi yêu cầu các tỉnh sớm có phương án đối phó, đảm bảo ổn định đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.
Ông Hùng cũng yêu cầu Viện Nghiên cứu thủy lợi miền Nam nghiên cứu thay thế những công trình thủy lợi đã cũ, lỗi thời bằng công nghệ mới, tiên tiến, tăng hiệu quả tưới, tiêu, phục vụ sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Phát huy tiềm năng, lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, huyện Châu Thành A (Hậu Giang) đã và đang tập trung phát triển kinh tế vườn, xem đó là động lực để cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập của người dân, làm tiền đề để đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ NN-PTNT và Hiệp hội Rau quả Việt Nam vừa có báo cáo tổng hợp về kết quả xuất khẩu trái cây cả năm 2014 cho thấy các doanh nghiệp và nhà vườn đều thắng lớn. Tính đến ngày 26-12, xuất khẩu trái cây các loại đã đạt tổng kim ngạch là 1,477 tỷ USD (tăng hơn 37% so với năm 2013). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu rau, quả chỉ khoảng 521 triệu USD. Như vậy, năm 2014 chúng ta đã đạt xuất siêu rau, quả gần 1 tỷ USD.

Ngày 29/12, tại Đồng Tháp, VCCI Cần Thơ phối hợp với Hiệp hội cá tra Việt Nam tổ chức hội thảo “Vai trò của khu vực nuôi trong chuỗi giá trị ngành cá tra”. Hội thảo nhằm định hướng một số giải pháp nuôi trồng thủy sản, hướng tới phát triển bền vững ngành hàng cá tra.

Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng theo người dân trồng cây phát lộc (còn gọi là cây phất lộc) ở xã Minh Tân – Đông Hưng – Thái Bình thì những sản phẩm làm từ loại cây này như tháp phát lộc, lộc bình, nậm bình…đang “cháy” hàng.

Chính vì thế, tinh thần chúng tôi muốn đề nghị cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ chủ trương của Chính phủ để đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra. Còn có những khó khăn, vướng mắc, trong quá trình thực thi, chúng tôi sẽ bàn với cộng đồng doanh nghiệp để tìm ra những phương cách xử lý phù hợp nhất”.