Cháy Hàng Cây Phát Lộc

Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng theo người dân trồng cây phát lộc (còn gọi là cây phất lộc) ở xã Minh Tân – Đông Hưng – Thái Bình thì những sản phẩm làm từ loại cây này như tháp phát lộc, lộc bình, nậm bình…đang “cháy” hàng.
Theo quan niệm truyền thống, cây phát lộc là loại cây hội tụ đủ 5 yếu tố phong thủy. Phát lộc mang lại vận khí tốt, đem đến tài lộc cho gia chủ, rất thích hợp để trưng bày tại phòng khách, cửa ra vào, trang trí trên bàn làm việc hay làm quà biếu.
Bởi vậy, những sản phẩm làm từ cây phát lộc được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay từ đầu tháng 9 âm lịch, người dân Minh Tân đã tập trung sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán.
Sản phẩm được thị trường ưa chuộng nhất hiện nay là tháp phát lộc (thân cây phát lộc được cắt đoạn, ghép thành từng tầng, trông như những tòa tháp).
Theo ông Nguyễn Đăng Nghị - chủ một cơ sở sản xuất tháp phát lộc, nếu những năm trước gia đình ông phải bán đến giáp tết thì năm nay, lượng hàng đã bán hết hoặc đã có khách đặt mua. Hiện tại, ông chỉ làm hàng đã đặt trước, không có sản phẩm bán lẻ ra thị trường.
Sở dĩ phát lộc “cháy” hàng là do thời điểm hiện tại thời tiết lạnh, cây phát lộc khó sinh trưởng, hay bị vàng lá, thối thân.
Để làm được sản phẩm lục bình, nậm bình, tháp phát lộc… phục vụ Tết Nguyên đán, ngoài lượng cây được trồng tại địa phương, người dân còn phải sang Hưng Yên, Nam Định, Phú Thọ mua cây về làm hàng.
Theo đó, giá những sản phẩm làm từ cây phát lộc cũng tăng khoảng 20%. Ông Nguyễn Văn Xuân – người chuyên kinh doanh các sản phẩm từ cây phát lộc cho biết: “Cuối năm, lượng khách mua nhiều nên giá cả cũng tăng theo. Giá tháp phát lộc 5 tầng dao động từ 160.000 – 200.000đ/tháp, những tháp phát lộc từ 13 tầng đều có giá không dưới 2 triệu đồng”.
Có thể bạn quan tâm

Trong 2 tháng qua, cơ quan chức năng 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp, cá nhân hơn 350 triệu đồng vì vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.

Ngày 10/6, Chi cục thủy sản Ninh Bình đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tiến độ thực hiện dự án “Hỗ trợ sản xuất giống cua năm 2014” tại huyện Kim Sơn, cùng đi có các đồng chí lãnh đạo huyện Kim Sơn và các hộ thực hiện dự án tại các xã của huyện Kim Sơn.

Trong đó, sản lượng thủy sản khai thác đạt hơn 145 nghìn tấn, tăng 3,46% so cùng kỳ. Sản lượng nuôi trồng đạt khoảng 6,7 nghìn tấn, tăng 4,26% so cùng kỳ. Ước 6 tháng giá trị sản xuất ngư nghiệp của địa phương này đạt khoảng 1.275 tỷ đồng, đạt 46% kế hoạch, tăng 4,91%.

Những năm gần đây, nghề nuôi cá lồng trên sông ở tỉnh Phú Thọ đã và đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, Chi cục Thủy sản tỉnh Phú Thọ cho rằng, sự phát triển của nghề nuôi cá lồng trên sông sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển thủy sản chung, nhất là việc phòng, chống dịch bệnh cho cá, vấn đề môi trường.