Nông Dân Trồng Ớt Được Mùa, Được Giá

Từ vài ha trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay nông dân huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống 87 ha ớt, tập trung ở các xã: Phú Đông (37 ha), Phú Thạnh (33 ha) và Tân Phú (17 ha).
Các ấp: Bà Lắm, Giồng Keo, Cả Thu 1, Cả Thu 2, xã Phú Thạnh nhờ có hệ thống đê bao khép kín và hệ thống thủy lợi nội đồng tương đối phát triển nên rất thuận lợi cho việc phát triển các loại rau màu và cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là giống ớt chỉ thiên như các giống: 907, F1 Thiên Trường GM 319, ớt lai F1 TN 378, Hai Mũi Tên, Chánh Phong… Hiện tại, thương lái thu mua ớt của nông dân với giá trên dưới 20.000 đồng/kg.
Anh Nguyễn Văn Dũng, ngụ ấp Bà Lắm, xã Phú Thạnh trồng 10 công ớt (công nhỏ 625 m2), giống Chánh Phong, tuy chỉ mới thu hoạch 2 đợt nhưng anh ước tính đến cuối vụ mỗi công cho năng suất khoảng 1,5 tấn trái.
Giá ớt hiện tại từ 18.000 - 22.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí (giống, phân, thuốc, ngày công), anh Dũng ước tính lãi trên 10 triệu đồng/1 công.
Huyện Tân Phú Đông mỗi năm chỉ trồng được 1 vụ ớt, xuống giống vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 âm lịch, sau 75 ngày thì cho thu hoạch.
Trồng ớt chỉ thiên không tốn nhiều vốn đầu tư, chỉ cần chịu khó chăm sóc và tưới nước hàng ngày là ớt cho năng suất cao. Kinh nghiệm cho thấy, để ớt chỉ thiên cho trái nhiều, nông dân phải chú trọng ngay từ khâu làm đất, lên liếp với độ cao khoảng 1 tấc, tạo rãnh để thuận lợi việc thoát nước và xử lý vôi ở mỗi gốc ớt.
Khi gieo giống khoảng 7 ngày thì tiến hành phun các loại thuốc dưỡng cây và tưới phân hữu cơ theo chu kỳ cách 10 ngày 1 lần cho đến khi cây được 2 tháng. Khi vào giai đoạn cây bắt đầu ra hoa thì cắm cây làm trụ đỡ ở mỗi gốc ớt và giăng dây theo hàng để cây khi ra trái không bị trốc gốc ngã đổ.
Có thể bạn quan tâm

Cho đến nay, trong văn y thế giới chưa ghi nhận bất cứ trường hợp nào ảnh hưởng xấu đến sức khỏe vật nuôi và con người ... do cây trồng và sản phẩm biến đổi gene gây ra. Dân Việt xin trích đăng ý kiến của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh về vấn đề này.

Từ lâu nay các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn đã biết phát huy lợi thế địa bàn rộng có bãi chăn thả phong phú, nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ở Tân Sơn hầu như hộ nào cũng có nuôi lợn, gà, hoặc trâu, bò. Trong đó nhiều hộ có cả chục con trâu, bò, đàn lợn lên tới vài chục con, vịt gà xúc xỉu.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện số 1846/CĐ-BNN-TT ngày 3/3/2015 gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ở phía Bắc về việc chỉ đạo chăm sóc lúa vụ Đông Xuân 2014-2015 các tỉnh phía Bắc trong điều kiện thời tiết ấm.

Tính đến hết quý IV năm 2014 toàn tỉnh có trên 777 nghìn con lợn; sản lượng thịt hơi đạt 98.506,2 tấn; đàn gia cầm đạt 11.514 nghìn con; trong đó đàn gà 9.839,2 nghìn con; sản lượng thịt hơi gia cầm đạt 23.505,2 tấn; tổng đàn bò đạt 96.127 con; trong đó, bò lai 60.889 con, sản lượng thịt hơi đạt 5.701,8 tấn; tổng đàn trâu đạt 71.587 con, sản lượng thịt hơi đạt 3.763,4 tấn.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt hơn 98% kế hoạch. Sau gieo cấy thời tiết nắng ấm nên các trà lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện đang giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa đang bị thiếu nước dưỡng; một số diện tích đã hồi xanh nhưng chưa được bón thúc lần 1.