Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tân Sơn Khai Thác Lợi Thế Phát Triển Chăn Nuôi

Tân Sơn Khai Thác Lợi Thế Phát Triển Chăn Nuôi
Ngày đăng: 06/03/2015

Từ lâu nay các xã trên địa bàn huyện Tân Sơn đã biết phát huy lợi thế địa bàn rộng có bãi chăn thả phong phú, nguồn thức ăn dồi dào để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ở Tân Sơn hầu như hộ nào cũng có nuôi lợn, gà, hoặc trâu, bò. Trong đó nhiều hộ có cả chục con trâu, bò, đàn lợn lên tới vài chục con, vịt gà xúc xỉu.

Dịp cuối năm nhiều người từ các nơi vẫn tìm vào  để mua gà thiến, lợn lửng về làm thực phẩm, quà biếu. Có điều các thứ sản phẩm chăn nuôi coi là đặc sản khối lượng không nhiều, số lượng vật nuôi lúc thừa, lúc thiếu, một số năm gần đây chăn nuôi gặp nhiều thách thức do tác động cơ chế thị trường, xu thế hội nhập.

Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu dựa vào nguồn lợi tự nhiên ngày càng tỏ ra kém ưu thế, dịch bệnh, thiên tai xuất hiện bất thường gây hại cho người sản xuất. Để khắc phục những hạn chế này, từ khi thành lập huyện Tân Sơn đã chỉ đạo các xã tranh thủ đầu tư kỹ thuật, nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, Trung ương cho huyện nghèo đổi mới sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm.

Huyện xác định chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu khai thác lợi thế bãi chăn thả và nguồn lương thực, rau màu để phát triển các loại gia súc và gia cầm. Đối với gia súc lựa chọn chủ yếu là con trâu, bò và lợn. Rút kinh nghiệm qua các đợt rét hại, dịch bệnh những năm 2008-2010 làm chết nhiều trâu, bò, huyện chỉ đạo các xã tập trung đẩy mạnh tiêm phòng dịch bệnh, kết hợp chăn thả tự do với chuẩn bị thức ăn thô, xanh, làm chuồng trại phòng chống rét cho trâu, bò.

Nhiều xã trước đây bà con không có thói quen làm chuồng, trại, dự trữ rơm cỏ nay đã chuyển hướng sau gặt mùa phơi rơm, rạ dự trữ,  kết hợp trồng ngô, trồng cỏ lấy thức ăn cho trâu, bò dịp cuối năm. Hầu hết chuyển từ thả rông sang nuôi nhốt, một số hộ còn giành ra diện tích đáng kể để trồng cỏ làm thức ăn, chuyển dần chăn thả tự do sang nuôi thâm canh.

Hàng năm ngành thú y vận động các hộ thực hiện tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng, lở mồm, long móng… từ đó hạn chế đáng kể số trâu bò bị chết rét, chết bệnh. Chăn nuôi bò trước đây không  được coi trọng trong vùng đồng bào, thì nay nhiều nơi đã chuyển dần từ nuôi trâu, nuôi lợn sang nuôi bò làm hàng hóa.

Được tỉnh hỗ trợ kỹ thuật đầu tư bò đực giống ngoại, kỹ thuật thụ tinh nhân tạo nên các hộ nuôi đã áp dụng kỹ thuật nuôi bò lai. Nhiều xã có 1-2 bò đực giống lai, nhiều xã có cán bộ kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, riêng năm 2014 trên địa bàn đã thực hiện thụ tinh thành công gần 800 bò lai, nâng tỷ lệ bò lai đạt trên 50% tổng đàn.

Từ khi được chỉ đạo thay đổi tập quán sản xuất bà con chuyển dần từ thả rông sang nuôi nhốt, sử dụng con giống lai, nhiều hộ còn lập gia trại, sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi với số lượng lớn… Nhờ đổi mới hoạt động chăn nuôi mấy năm qua số lượng gia súc trên địa bàn tăng nhanh. Đến hết năm 2014 tổng đàn trâu có trên 13 ngàn con, tăng trên 500 con so với năm 2013, vượt chỉ tiêu kế hoạch. Khi chia tách cả huyện mới có khoảng 2.000 con bò, đến nay tổng đàn đã có gần 7.000 con, trong đó bò lai chiếm 54%.

Ngoài ra một số gia súc có thế mạnh như dê, lợn cũng phát triển khá. Riêng đàn dê có trên 3.000 con, đàn lợn gần 43 ngàn con. Năm qua sản lượng thịt trâu, bò giết mổ làm thực phẩm đạt trên 990 tấn, đạt giá trị gần 90 tỷ đồng; số lượng lợn hơi xuất bán, giết mổ gần 44 ngàn con, ngoài ra còn hơn nửa triệu gia cầm… mang lại nguồn lợi lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Trao đổi về tình hình phát triển đàn trâu, bò ở địa phương, đồng chí phó trưởng phòng nông nghiệp và PTNT huyện cho biết: Thay đổi tập quán chăn nuôi, hầu hết làm chuồng trại, dự trữ thức ăn phòng khi trời rét đậm, nhiều hộ nuôi có ý thức tiêm phòng nên giảm đáng kể số gia súc bị chết rét, chết bệnh. đàn trâu tăng mạnh từ  gần 10 ngàn con năm 2010 lên trên 13 ngàn con năm 2014, đàn bò từ hơn 2.000 lên gần 7.000 con, đáng chú ý nhiều hộ đã biết khai thác lợi thế gà nhiều cựa, lợn lửng, lợn rừng lai làm đặc sản cho giá trị thu nhập cao.

Với kết quả đó năm nay huyện tiếp tục xác định chăn nuôi là một trong các chương trình nông nghiệp trọng điểm, để chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật, tăng nhanh  tổng đàn trâu gần 13,4 ngàn con, xuất bán 3.900 con; đàn bò gần 6.000 con, trong đó trên 70% là bò lai, đàn lợn 36-37 ngàn con, đàn gia cầm 630 ngàn con, ngoài ra còn phát triển chăn nuôi dê, ong khai thác thế mạnh đồng bãi chăn thả, nguồn thức ăn, lao động dồi dào góp phần cải thiện thu nhập xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội..


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân Nuôi Heo Gia Công Hướng Đi Mới Của Nông Dân

Trong khi nhiều gia đình, chủ trang trại chăn nuôi gặp khó trong vấn đề thiếu vốn, thị trường tiêu thụ không ổn định, dịch bệnh... thì trang trại heo của gia đình ông Trần Văn Lệ (ấp 3, xã Tiến Hưng, TX. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) vẫn trụ được nhờ chăn nuôi gia công. Gần 1 năm, trại heo của ông Lệ luôn mang lại hiệu quả cao và khẳng định hướng phát triển kinh tế đúng.

07/03/2015
Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết

Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.

07/03/2015
Nông Dân Trồng Rau Dền Trúng Mùa Được Giá Nông Dân Trồng Rau Dền Trúng Mùa Được Giá

Cụ thể, rau dền lấy hạt năng suất đạt 4 tấn/ha, giá thị trường dao động từ 30.000 - 34.000 đồng/kg tùy theo chủng loại và chất lượng, trừ các khoản chi phí đầu tư như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chi phí khác, nông dân còn lãi 30 triệu đồng/ha. Ngoài ra, các loại rau màu khác cũng đạt khá như rau muống lấy hạt đạt 3 tấn/ha, giá từ 27.000 - 28.000 đồng/kg; ớt có giá từ 14.000 đồng - 15.000 đồng/kg, nông dân vẫn có lợi nhuận.

07/03/2015
Sông Hinh (Phú Yên) Vui Được Mùa Đậu Đỏ Sông Hinh (Phú Yên) Vui Được Mùa Đậu Đỏ

Trồng sắn mì nhiều năm làm đất bạc màu và củ ít, nên đầu tháng 9/2014, anh Ma Blý (xã Ea Bia, huyện Sông Hinh) đã quyết định chuyển 1,9ha đất rẫy trồng sắn của mình sang trồng cây đậu đỏ. Niềm vui đã đến với gia đình Ma Blý, khi đậu đỏ vừa được mùa, được giá.

07/03/2015
Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra Lợi Lớn Từ Liên Kết Sản Xuất Cá Tra

Trước đây, mặc dù gia đình ông Tâm có 5.000 m2 diện tích đất vườn nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thường thiếu trước hụt sau. Đến năm 2000, phong trào nuôi cá tra ở một số nơi rầm rộ đã thôi thúc ông Tâm phải chuyển cách làm ăn. “Tôi đã đào và thả nuôi được 3ha diện tích mặt nước. Lúc ấy không đủ vốn, tôi phải mượn của dòng họ và vay ngân hàng. Hai năm đầu do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không lời nhiều…” - ông Tâm nhớ lại.

20/01/2015