Nông Dân Trong Cánh Đồng Liên Kết Phấn Khởi Vì Trúng Mùa, Giá Bán Lúa Cao Hơn Thị Trường

Hiện nay, xã viên Hợp tác xã (HTX) Phước Tiến, xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp tham gia cánh đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty TNHH MTV và xay xát lúa gạo Cẩm Nguyên đang thu hoạch lúa vụ đông xuân 2014 - 2015 rất phấn khởi vì trúng mùa, trúng giá.
Loại giống HTX Phước Tiến ký hợp đồng sản xuất với Công ty Cẩm Nguyên trong vụ đông xuân này là thơm núc VĐ-20, năng suất thu hoạch trung bình đạt 8 tấn/ha. Hiện tại, HTX Phước Tiến đứng ra thu mua lúa tươi tại ruộng cho xã viên với giá 6.150 đồng/kg, sau đó vận chuyển đến Công ty để cân và nhận tiền như thỏa thuận trong hợp đồng.
Mặc dù thời điểm này giá lúa ngoài thị trường giảm mạnh, lúa VĐ-20 chỉ còn 5.600 đồng/kg nhưng Công ty vẫn mua theo giá đã hợp đồng đầu vụ là 6.150 đồng/kg, đồng thời hỗ trợ chi phí vận chuyển cho HTX là 250 đồng/kg lúa. Do lúa đạt năng suất khá lại bán được giá cao hơn giá thị trường 550 đồng/kg nên nông dân tham gia cánh đồng liên kết rất phấn khởi vì có lợi nhuận từ 27 triệu đến 28 triệu đồng/ha, cao hơn từ 2,5 triệu đến 3 triệu đồng/ha so với diện tích lúa không có liên kết bao tiêu.
Được biết, vụ đông xuân 2014 - 2015 huyện Tháp Mười có 2 HTX tham gia ký hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa với Công ty Cẩm Nguyên là HTX Phước Tiến, xã Mỹ Quý và HTX An Phong, xã Mỹ Hòa với tổng điện tích 170ha.
Có thể bạn quan tâm

Đến nay, huyện Tánh Linh đã xây dựng vùng chuyên sản xuất lúa chất lượng cao 3.170 ha, đạt 105,7% kế hoạch, với năng suất bình quân vụ đông xuân đạt 75 tạ/ha, tăng 10 tạ/ha so với năng suất lúa ngoài vùng quy hoạch, trong đó có 4 xã thực hiện vượt kế hoạch là Đức Phú, Đức Tân, Gia An, Đức Bình.

Cao su, mặt hàng từng được mệnh danh là “vàng trắng” vì giá trị kinh tế to lớn mang lại thì nay lại đang khiến người trồng lẫn DN XK “sống dở chết dở” khi liên tục trượt giá, ế hàng.

Những ngày gần đây, nông dân huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đang như “ngồi trên đống lửa”, bởi hàng ngàn hécta trồng ổi của địa phương đang rơi vào tình cảnh rớt giá thê thảm.

Lô vải quả tươi đầu tiên từ Việt Nam đã được đưa đến Canada tối 10/6 bằng đường hàng không.

Chỉ trong vòng 10 năm, Hà Tĩnh đã phát triển tương đối hoàn chỉnh ngành chăn nuôi lợn siêu nạc (LSN) có quy mô lớn nhất miền trung. Đây được xem là chuỗi phát triển đồng bộ và khép kín từ khâu sản xuất con giống, đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và thức ăn chăn nuôi (TĂCN).