Tàu Cá Đồng Loạt Vươn Khơi

Ngày 5/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), tại cảng cá phường 6 và phường Phú Đông (TP Tuy Hòa - Phú Yên), 77 tàu cá của ngư dân cùng hàng trăm lao động đã đồng loạt ra quân hướng vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa để khai thác cá ngừ đại dương.
Từ mờ sáng, không khí ở cảng cá phường 6 và phường Phú Đông nhộn nhịp hẳn lên, khi có nhiều tàu cập bến để vận chuyển cá lên bờ sau chuyến biển dài ngày và nhiều tàu cá chuẩn bị chuyến biển mới.
Xuất bến lúc 10 giờ, tàu cá PY96579TS công suất 293CV của ông Trần Văn Đông ở khu phố Lê Duẩn, phường 6 (TP Tuy Hòa), cùng 9 lao động chở theo 5.500 lít dầu, 700 cây đá và nhu yếu phẩm cần thiết với chi phí hơn 150 triệu đồng, thực hiện chuyến đánh bắt đầu tiên của năm Giáp Ngọ 2014, dự kiến sẽ trở về đất liền sau hơn 1 tháng.
“Chuyến biển cuối năm Quý Tỵ cho kết quả thấp, khiến tôi gặp nhiều khó khăn cho chuyến biển tiếp theo. Nhưng nhờ Nhà nước hỗ trợ 55 triệu đồng nên tôi có điều kiện chuẩn bị chuyến biển tiếp theo”, ông Đông chia sẻ.
Cũng trong sáng 5/2, ông Lê Đức Tuyến ở phường Phú Đông, chủ tàu cá PY90035TS công suất 165CV, cùng 9 lao động đến Trạm Kiểm soát Đà Rằng, Đồn Biên phòng Tuy Hòa làm thủ tục xuất bến. Ông Tuyến cho biết, trước tết, tàu của tôi thực hiện 2 chuyến biển xa bờ. Chuyến thứ nhất câu được 29 con cá ngừ, trọng lượng 1,3 tấn, lãi 80 triệu đồng, mỗi người đi bạn được chia 4 triệu đồng; chuyến biển thứ 2 tàu tôi câu được 45 con cá, trọng lượng 1,8 tấn, lãi hơn 120 triệu đồng, mỗi người đi bạn được chia 10 triệu đồng. Hy vọng chuyến ra khơi này sẽ đạt sản lượng đánh bắt cao, lấy “lộc biển” đầu năm mới.
Theo đại úy Nguyễn Ngọc Ry, Phó trạm Kiểm soát Đà Rằng, hiện còn 11 tàu câu cá ngừ của Phú Yên đang trên đường về bến. Gần bờ, các tàu công suất nhỏ cũng tấp nập ra vào cửa biển Đà Diễn đánh bắt các loại hải sản, mang lại thu nhập cao cho ngư dân.
Một ngư dân ở phường 6 phấn khởi cho biết, đầu năm các loại cá nục, sòng, đỏng, giò, liệt xuất hiện dày ở khu vực cách cửa biển Đà Diễn từ 1 đến 5 hải lý nên gia đình tôi có thu nhập trang trải cuộc sống. Ngoài ra, nhiều tàu đánh bắt cá cách bờ từ 4 đến 5 hải lý, xuất và cập bến trong ngày đánh bắt từ 100 đến 200kg cá, mang lại thu nhập vài triệu đồng.
Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá phường 6 cho hay, tuy biển động, ít gặp luồng cá, nhưng có khoảng 30% tàu cá đánh bắt xa bờ ở phường 6 có lãi từ vài chục đến hơn 100 triệu đồng. Các tàu nhỏ đánh bắt gần bờ cũng có lãi từ vài trăm đến vài triệu đồng/tàu.
Có thể bạn quan tâm

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.

Cục Thú y – Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến nay, dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đã và đang có chiều hướng gia tăng. Trung bình hàng năm dịch bệnh đốm trắng chiếm khoảng 50% tổng diện tích nuôi tôm bị thiệt hại; dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tuy có giảm về diện tích, nhưng tăng về phạm vi (số xã, huyện, tỉnh) có dịch bệnh

Giá cá kèo giảm so với cùng kỳ năm 2013 từ 15.000 - 20.000 đồng/ký. Trong khi đó, giá thức ăn cho cá hiện ở mức khá cao (từ 14.800 - 16.000 đồng/kg). Do giá thức ăn cao, nên người nuôi cá không có lãi, một số hộ còn bị lỗ.

Xã Quỳnh Bảng có 186,2 ha nuôi tôm, trong đó vùng nuôi tôm công nghiệp 100 ha; vùng HTX Lộc Thuỷ 86,2 ha, lớn nhất huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Nuôi tôm vụ 2 đạt 70% diện tích. Ông Hoàng Xuân Tin, xóm Mai Giang, Quỳnh Bảng không giấu nổi niềm vui khi thành công của vụ 2 đã ăn chắc.

Đó là kết quả được đánh giá tại Hội thảo mô hình nuôi ghép cá rô phi lai xa dòng Isarel với các loài cá truyền thống khác (cá rô phi là chính) theo hướng an toàn diễn ra ngày 23 tháng 10 năm 2014, tại xã Hưng Đạo, Tứ Kỳ, Hải Dương.