Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ 1 Phải, 5 Giảm

Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ 1 Phải, 5 Giảm
Ngày đăng: 24/12/2013

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.

Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Thoại Sơn Phan Quốc Bảo tâm sự: “Khi bắt tay triển khai thực hiện mô hình “3 giảm, 3 tăng” trước đây và “1 phải, 5 giảm” hiện nay, chúng tôi gặp không ít trở ngại do tập quán canh tác lúa truyền thống ở một bộ phận không nhỏ người canh tác. Thế nhưng, qua tập huấn kết hợp tuyên truyền, vận động và đặc biệt, từ hiệu quả sản xuất mang lại, nông dân rủ nhau tham gia mô hình.

Đến nay, đã có 21.260 hộ sản xuất trên địa bàn áp dụng mô hình “3 giảm, 3 tăng” với tổng diện tích 31.202 héc-ta (93,5%), trong đó 28% diện tích là áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm”, vốn được “nâng cấp” từ mô hình “3 giảm, 3 tăng”. Với hiệu quả từ mô hình mới này và qua khuyến cáo của chúng tôi, chắc chắn diện tích áp dụng sẽ tăng lên đáng kể”.

“1 phải, 5 giảm” là chương trình sản xuất hiện đại và thân thiện với môi trường. Để mở rộng diện tích áp dụng mô hình, ngành Nông nghiệp huyện Thoại Sơn thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, điểm trình diễn áp dụng “1 phải, 5 giảm”. Riêng từ đầu năm đến nay, đã triển khai 6 lớp với 240 người tham dự, áp dụng thực tế trên diện tích 616 héc-ta và tuyên truyền đến tận cơ sở. Đặc biệt, hiệu quả từ áp dụng mô hình đã thật sự thuyết phục nông dân.

Nếu trước đây, mỗi héc-ta nông dân sạ từ 160-210kg, nay lượng giống giảm xuống còn 85-110kg. Đối với việc bón phân, nông dân sử dụng bảng so màu lá lúa để kiểm soát, thay vì sử dụng 100kg/héc-ta, nay giảm trên 10kg. Không ít nông dân còn mạnh dạn giảm số lần bón phân hóa học, thay vào đó là các loại phân vi sinh.

Tương tự, qua khuyến cáo và thường xuyên thăm đồng, nhiều nông dân tự giảm từ 2-3 lần phun thuốc bảo vệ thực vật /héc-ta/vụ, nhất là giảm lượng nước thông qua phương pháp tưới ngập khô xen kẽ nhưng cây vẫn khỏe, ít sâu bệnh, hạt lại sáng, năng suất cao. Đến khi thu hoạch, nông dân sử dụng máy gặt đập liên hợp và sấy lúa để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm hao hụt nên đã tăng thêm lợi nhuận sản xuất qua mỗi vụ.

Theo tính toán, thu hoạch bằng cơ giới, nông dân giảm thất thoát 1 triệu-  1,5 triệu đồng/héc-ta từ công cắt, hao hụt… Theo nhiều nông dân “1 phải, 5 giảm” đã giúp tiết kiệm chi phí từ 2,5 triệu - 4 triệu đồng/héc-ta. Đây là một khoản không nhỏ trong thời điểm giá lúa xuống thấp.

Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thoại  Sơn Phan Thanh Tùng đánh giá: “Việc áp dụng mô hình “1 phải, 5 giảm” là một hướng đi tích cực, không chỉ tăng lợi nhuận đáng kể cho người trồng lúa, mà còn bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe của nông dân.

Đây còn là mô hình nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm lúa gạo ở khu vực và trên thị trường quốc tế. Với xu thế đó, chúng tôi sẽ tiếp tục mở thêm các lớp huấn luyện, điểm trình diễn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, tăng cường tuyên truyền nông dân áp dụng “1 phải, 5 giảm” vượt trên 50% diện tích  sản xuất toàn huyện vào năm 2015”.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ cây bưởi diễn và đu đủ Thái Lan Làm giàu từ cây bưởi diễn và đu đủ Thái Lan

Những năm qua, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng đã và đang có sức lan tỏa sâu rộng đối với cán bộ, hội viên nông dân trong xã Hào Lý huyện Đà Bắc- Hòa Bình.

29/12/2015
Trồng dưa hấu cho thu nhập khá Trồng dưa hấu cho thu nhập khá

Từ năm 2006, xóm 13 xã Nghi Long huyện Nghi Lộc (Nghệ An) được xã và huyện chọn làm điểm xây dựng cánh đồng 50 triệu với quy hoạch ban đầu chỉ có 5 ha, cơ cấu vụ xuân trồng lạc, vụ hè thu trồng dưa hấu và vụ đông trồng rau xanh hàng hoá.

29/12/2015
Thoát nghèo nhờ nấm rơm Thoát nghèo nhờ nấm rơm

Từ nhiều năm nay, bà con nông dân xã Bình Trị, huyện Thăng Bình (Quảng Nam) trồng nấm rơm ở quy mô hộ gia đình rất hiệu quả.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp Làm giàu từ mô hình kinh tế kết hợp

Để phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình và xã hội, đã có không ít nông dân mạnh dạn, năng động, dám nghĩ, dám làm, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Điển hình như gia đình anh Đỗ Văn Xuân và chị Dư Thị Hương xóm Bãi, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) nhờ trồng trọt kết hợp với nuôi lợn, nuôi gà mỗi năm cho thu nhập 70 – 80 triệu đồng.

30/12/2015
Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu

Cái tên Cường “liều” đã quá quen thuộc với người dân xã Hùng Sơn (Hiệp Hòa - Bắc Giang). Từ đôi bàn tay trắng, không một thước đất cắm dùi, Ngô Quang Cường liều lĩnh bắt tay vào làm mô hình kinh tế trang trại ngay từ năm 24 tuổi. Sau nhiều lần thất bại, giờ đây Cường đã trở thành một chủ trang trại nuôi chim bồ câu lớn nhất huyện Hiệp Hòa.

30/12/2015