Hạt ca-ri rớt giá 10 lần, nông dân chặt bỏ cây

Dọc Quốc lộ 20 từ huyện Đức Trọng đến Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, đa phần nhà nào cũng trồng ít cây ca-ri để lấy hạt hoặc lá nấu nướng. Không ít nhà trồng nhiều ca-ri để lấy hạt bán cho thương lái.
Anh Hạn chặt bỏ nhánh lá để dùng làm cột tiêu
Năm 2013, giá hạt ca-ri khoảng 60.000 - 80.000 đồng/ kg đã giúp nông dân vùng Tam Bố, huyện Di Linh kiếm thêm thu nhập. Nhưng hiện nay, giá loại hạt này chỉ còn 6.000 – 8.000 đồng/kg.
“Nhà tôi trồng khoảng 100 cây ca-ri xen canh với tiêu. Lúc đầu khi trồng, giá bán cao lắm, thậm chí lên đến 100.000 đồng/kg hạt. Trong khi đó, giá giống cây này chỉ 2.000 đồng/cây, trồng sau 1 năm là thu hoạch. Nhưng giờ giá xuống quá thấp, không đủ công hái, đập lấy hạt nên tôi chặt cành lá, giữ thân lại làm cột tiêu luôn cho tiện” - anh Nguyễn Hạn ở xã Tam Bố cho biết.
Theo một số tiểu thương thu mua hạt ca-ri tại huyện Đức Trọng, vài tháng trở lại đây, người dân bán hạt ca-ri ít dần. "Cứ đà này, không biết có đủ đáp ứng nhu cầu thị trường không hay lại phải xài hàng Trung Quốc" - một tiểu thương băn khoăn.
Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nhà nước sẽ tái cấp vốn, lãi suất 0% cho khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

Hai năm trở lại đây, ngành mía đường đã hết thời kỳ ngọt ngào khi phải đối diện với việc nguồn cung trong nước đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ.

Theo Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang, hiện nông dân trong tỉnh còn tạm trữ hơn 47.000 tấn lúa thương phẩm, đây là sản lượng lúa tồn đọng từ vụ lúa Đông Xuân, Hè Thu từ đầu năm 2014. Tuy gần đây giá lúa trên thị trường tăng nhẹ, là thời điểm thích hợp bán ra nhưng gặp phải mưa bão liên miên trong những ngày qua, thương lái đã ép giá, khiến đầu ra hạt lúa thêm khó khăn.

Ông Phạm Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Thuận An cho biết, rau diếp cá và xà lách xoong là 2 loại cây trồng chủ lực của xã, đem lại nguồn thu nhập khá cao. Đầu ra của diếp cá rất ổn định, chủ yếu tiêu thụ ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Diện tích diếp cá của toàn xã khoảng 5 ha.

Anh Hà Văn An, một trong sáu chủ vựa lớn ở chân núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên cho hay: Vào thời điểm tháng 9, mỗi ngày anh thu mua từ 1 - 3 tấn măng tươi. Ngoài các vựa thu gom măng ở ấp An Hoà, còn có những chuyến hàng đi thẳng từ Lâm Viên tới Châu Đốc, Long Xuyên, Cần Thơ và các chợ ở TP.HCM. Bình quân mỗi chuyến trừ hết chi phí còn lãi gần 7 triệu đồng.