Chè Độ Khoa, Sản Phẩm Công Nghiệp Nông Thôn Tiêu Biểu Của Tỉnh

Trong cuộc bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh lần đầu được tổ chức vừa qua, chè Độ Khoa, một sản phẩm chân chất của miền quê Bắc Quang đã được bình chọn.
Ngoài việc được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh, chè Độ Khoa còn vinh dự được lựa chọn là 1 trong 5 sản phẩm của tỉnh được gửi đi tham dự bình chọn sản phẩm tiêu biểu cấp khu vực sẽ được tổ chức tại Lào Cai tới đây.
Với sự nỗ lực vươn lên trong việc xây dựng chất lượng, thương hiệu, sản phẩm chè shan tuyết công phu Độ Khoa được xây dựng và dần khẳng định danh tiếng ở một miền quê sơn thủy hữu tình như thị trấn Vĩnh Tuy.
Từ những triền đồi tinh sương, từ những búp chè shan xanh non mơn mởn bên những dòng sông thơ mộng và đầy trong lành của miền đất Bắc Quang, những búp chè chất lượng ấy đã được bàn tay và chính tâm hồn của gia đình ông Phan Thế Độ, một người mà nhiều năm trước đã đưa cả gia đình lên định cư, làm ăn ở vùng đất Vĩnh Tuy.
Qua những năm tháng tần tảo, tâm huyết của gia đình ông Độ, ý tưởng về việc xây dựng một thương hiệu chè không chỉ là thương hiệu mà còn gắn với chất lượng không thua kém các danh trà trong cả nước đã được hình thành. Tên trà công phu Độ Khoa đã được xây dựng dựa trên quy trình để làm ra nó.
Đến cơ sở sản xuất chè của ông Độ, chúng tôi được ông giới thiệu sản phẩm của mình được sản xuất theo một quy trình khá đặc biệt, từ những búp chè tươi được ông sao chín rồi làm nguội. Tiếp theo, ông bắt đầu vò xoắn, sàng tơi và lăn bước 1, rồi lại loại bồm, sàng cám, lăn bước 2, loại bồm và sàng cám.
Chưa dừng lại, công đoạn sản xuất tiếp tục được thực hiện lăn bước 3, tạo cánh nhỏ, sàng cám. Công đoạn tiếp theo là lấy hương, sàng cám. Công đoạn cuối cùng là kiểm tra chất lượng và đóng gói. Trải qua quy trình công phu, sản phẩm trà công phu Độ Khoa mang đậm giá trị lao động.
Từ vùng khai thác nguyên liệu, chất lượng, sản phẩm trà công phu Độ Khoa được cấp giấy chứng nhận quản lý chất lượng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam. Trà Độ Khoa cũng đã vinh dự nhận được sự hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công để xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Bên cạnh việc xây dựng chất lượng, thương hiệu, cơ sở sản xuất chè Độ Khoa dù với quy mô chưa lớn, với khoảng 10 lao động và vùng sản xuất nguyên liệu còn chưa rộng, nhưng sản phẩm chè Độ Khoa đã được biết đến là một trong những sản phẩm chè có mẫu mã khá độc đáo. Ngoài các hình thức túi, hộp, ông Phan Thế Độ có lẽ là người đầu tiên sử dụng bình bằng sành để đóng hộp chè với hình thức khá đẹp.
Với khối lượng sản phẩm đạt 5 tấn/năm, chè Độ Khoa đạt giá trị khá tốt với mức 250.000đ/kg, đã đem lại doanh thu khá cho cơ sở sản xuất của ông Phan Thế Độ cùng với việc giải quyết cho khoảng 10 lao động ở cơ sở và khoảng 6 lao động thu hái chè.
Từ những kết quả đạt được về chất lượng, thương hiệu và hiệu quả xã hội, sản phẩm Trà công phu Độ Khoa đã được Hội đồng bình chọn của tỉnh bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh năm 2014. Đây là nguồn động viên và cũng là cơ hội để trong tương lai, Trà công phu Độ Khoa sẽ có được sự ủng hộ từ các nguồn khuyến công, phát triển thương hiệu, sản phẩm của tỉnh và T.Ư.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Phan Văn Khổng - Trưởng Ban điều hành Dự án ca cao, năm 2014 sẽ thực hiện theo phương thức “phối hợp với các cấp Hội Cựu chiến binh phát triển 450ha ca cao trồng xen trong vườn dừa cho những nông hộ có điều kiện, có quyết tâm, có đăng ký tự đầu tư trồng mới với UBND xã.

Chất lượng tôm giống luôn là vấn đề khó đối với lĩnh vực nuôi thủy sản, để chuẩn bị cho vụ nuôi mới 2015, ngành Nông Nghiệp Sóc Trăng đang tập trung mọi biện pháp để khống chế tôm giống chất lượng kém nhập về địa phương, do Sóc Trăng lệ thuộc giống tôm các tỉnh nhập về trên 85%.

Trái măng cụt ở Chợ Lách có vị ngọt, ngon, đặc biệt là ở các xã Vĩnh Hòa, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Vĩnh Thành và Phú Sơn. Trái măng cụt vùng này từng giúp nhiều nông dân đoạt giải cao trong các cuộc thi trái ngon ở Suối Tiên, Ngày hội Cây trái ngon - an toàn của tỉnh. Măng cụt còn được xem là loại trái ngon độc quyền của vùng Chợ Lách.

Hiện tại thời tiết đang chuyển mùa lạnh, nhiều sương vào buổi sáng, buổi trưa nắng nóng đang tạo điều kiện để bệnh đạo ôn phát triển. Đặc biệt ở những ruộng lúa đang bón phân đợt 2, bệnh đạo ôn có xu hướng gia tăng, do đó bà con cần thăm đồng thường xuyên để ngăn ngừa bệnh lây lan.

Những tháng gần đây, hàng trăm “thợ săn” từ các tỉnh phía Nam đổ về tỉnh Thừa Thiên- Huế tìm bắt loài địa sâm (dân địa phương gọi là giun biển) để cung cấp cho thương lái bán sang Trung Quốc. Mỗi kg giun tươi thương lái thu mua tại chỗ giá 50 ngàn đ. Mỗi ngày bình quân một “thợ săn” kiếm được trên chục kg.