Nông dân Quảng Nam méo mặt vì sản xuất lúa giống

Nguyên nhân do ngay từ đầu vụ sản xuất, các Hợp tác xã ký hợp đồng với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An để sản xuất, cung ứng lúa giống cho đơn vị này. Lúa gặt về, bà con “trông mòn con mắt” chẳng thấy Công ty này đến mua.
Đã 2 tháng trôi qua, vợ chồng bà Ngô Thị Tư ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam mỏi mắt trông chờ doanh nghiệp đến mua mấy tấn lúa giống thảo dược gia đình bà sản xuất theo hướng dẫn của Hợp tác xã Duy Sơn 2. Doanh nghiệp thì “bặt vô âm tín”, còn Hợp tác xã chẳng biết ăn nói với bà con thế nào. Chồng bà Tư mắc bệnh thận phải chữa trị tốn hàng cả chục triệu đồng, cả nhà trông chờ vào mấy tấn lúa, mà lúa thì chất đống từ ngày này qua ngày khác.
Theo phản ánh của người dân địa phương, vụ Đông- xuân vừa qua, xã viên của 3 HTX tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam là Duy Sơn, Duy Phước và Duy Hòa được huyện hỗ trợ tiền để sản xuất giống lúa thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, tỉnh Nghệ An.
Cánh đồng 13 héc ta được HTX Duy Sơn 2 chọn sản xuất lúa giống
Doanh nghiệp cam đoan chắc nịch sẽ mua toàn bộ sản lượng sau khi thu hoạch. Thế là, bà con không ngần ngại chuyển hơn 50 héc ta sang sản xuất lúa giống thảo dược. Bà Nguyễn Thị Thơm, ở thôn Trà Châu, xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên cho biết, gần 2 tháng sau khi thu hoạch lúa vẫn không thấy bóng dáng doanh nghiệp đến thu mua, trong khi điều kiện bảo quản lúa giống không đảm bảo dễ bị hỏng.
Từ nhiều năm nay, các Hợp tác xã ở tỉnh Quảng Nam ký kết hợp đồng sản xuất, cung ứng lúa giống cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, do chưa nắm rõ “lai lịch” của doanh nghiệp nên không ít hợp tác xã bị doanh nghiệp “quỵt nợ” hoặc lặng lẽ “rút êm”.
Ông Phạm Văn Du, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, kiêm Giám đốc Hợp tác xã Duy Sơn 2, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam cho biết, Hợp tác xã từng được xem là “bà đỡ” của kinh tế hộ, nhưng lúc này, khi doanh nghiệp đơn phương phá vỡ hợp đồng thì xã viên là người chịu thiệt trước tiên. Vì vậy, theo ông Du, cần có một cơ quan chức năng đứng ra bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho hợp tác xã và xã viên.
Ông Du cho hayt, vụ lúa vừa qua, Hợp tác xã đã chọn cánh đồng Cả rộng 13 héc ta, nơi được xem là “vựa lúa” của địa phương để sản xuất lúa giống thảo dược theo hợp đồng ký kết với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn và Khoa học Công nghệ Vĩnh Hòa, không ngờ lại bị doanh nghiệp làm khổ nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, giá heo hơi các thương lái mua tại các trại của Đồng Nai chỉ còn 36 - 37 ngàn đồng/kg, giảm 3 - 4 ngàn đồng/kg so với cách đây 1 tuần. Tại các hộ nuôi nhỏ lẻ, heo không đẹp và trọng lượng trên 100 kg, thương lái chỉ mua với giá 34 - 35 ngàn đồng/kg.

Những năm qua, nhất là kể từ sau khi triển khai thực hiện Đề án tôm - lúa, diện tích nuôi tôm quảng canh cải tiến (QCCT) trong toàn tỉnh không ngừng tăng lên.

Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh (ảnh) vừa có chuyến khảo sát về tình hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bỏ 1 vụ lúa sang trồng 1 vụ màu ở một số địa phương ĐBSCL.

Theo Hiệp hội Cà phê - ca cao Việt Nam, niên vụ thu hoạch cà phê 2013 - 2014 sắp tới, ngành cà phê Tây Nguyên đối mặt nhiều khó khăn. Theo đó, thời điểm này mưa đã rải đều toàn vùng Tây Nguyên, độ ẩm cao tạo điều kiện cho sâu bệnh phát sinh, phát triển, gây hại cho cà phê.

Mô hình nuôi lươn trong bể bạt giúp hàng chục hộ dân ở khóm Long Hưng 2, phường Mỹ Thới (TP.Long Xuyên - An Giang) thoát nghèo, ổn định kinh tế gia đình. Mô hình này hình thành trên 10 năm nay và phát triển mạnh gần đây.