Lập dự án đầu tư xây dựng Khu hậu cần nghề cá Tam Quang

Sau khi đến thực tế tại 2 địa điểm là khu vực thôn Xuân Trung và thôn An Hải Đông cũng như nghe ý kiến của UBND xã Tam Quang, UBND huyện Núi Thành, Sở NN&PTNT, Sở Kế hoạch - đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế mở Chu Lai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đã quyết định chọn địa điểm xây dựng khu hậu cần nghề cá bao gồm cả 2 thôn trên, kiện toàn lại đường ĐT 618.
Khu hậu cần nghề cá Tam Quang có quy mô lớn, thuộc cấp vùng, gồm cảng cá; khu thu mua hải sản, thực hiện các dịch vụ hậu cần cho nghề cá; khu đóng mới, sửa chữa tàu thuyền.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Kế hoạch - đầu tư, UBND huyện Núi Thành và xã Tam Quang hoàn thiện dự án, đề xuất Trung ương giải ngân trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 để nhanh chóng đầu tư hoàn thành.
Đây là dự án trọng điểm của tỉnh, của vùng duyên hải miền Trung, giải quyết ổn thỏa đầu ra hải sản cũng như thực hiện đồng bộ các dịch vụ hậu cần, nâng cao giá trị sản xuất của nghề cá vốn bấp bênh đầu ra, kéo dài trong nhiều thập kỷ qua.
Có thể bạn quan tâm

Theo đại diện Sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng đàn heo của tỉnh khoảng 261.000 con, trong đó, tập trung nhiều tại 2 huyện Châu Thành, Tân Trụ. Đặc biệt, có 4 huyện nông dân chăn nuôi theo tiêu chuẩn VIETGAP theo chương trình hỗ trợ của dự án Lifsap với 200 hộ tham gia thường xuyên nuôi từ 20.000-22.000 con heo.

Chỉ tay về tuyến kênh thủy lợi dài trên 800m được nạo vét trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng ấp Mỹ Hiệp, xã Hòa Mỹ, cho biết: “Nơi đây vốn là vùng đất trũng, nhiều phèn, mấy chục năm nay việc canh tác của nông dân gần như phụ thuộc hoàn toàn vào sự lên xuống của con nước. Tuy nhiên, từ khi có tuyến kênh thủy lợi này, nông dân trong ấp rất chủ động trong sản xuất”.

Là một trong những nông sản chủ lực của Hậu Giang, thế nhưng thời gian qua đầu ra của trái khóm còn khá bấp bênh, sản phẩm chủ yếu tiêu thụ ở nội địa. Vì vậy, mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ, sản lượng cung cấp cho thị trường rất lớn, khó tiêu thụ, giá cả sụt giảm, khiến cho hiệu quả kinh tế không cao.

Những năm gần đây, do thị trường tiêu thụ khó khăn nên nhiều nhà vườn tại TP.HCM đã chuyển từ trồng mai sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn. Nhưng với Mã Văn Phương (khu phố 7, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức) lại khác, anh quyết bám nghề, và được mệnh danh là “phù thủy” trồng mai ghép.

Từ sự năng động, mạnh dạn cùng quyết tâm làm giàu, vợ chồng anh Nguyễn Công Minh và chị Hà Thị Hải ở thôn Nghĩa Xuân, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang) đã xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi thủy sản, đem lại doanh thu mỗi năm từ vài trăm triệu đến một tỷ đồng.