Nông Dân Phước Vinh Khổ Vì Mì Ngập Nước

Những ngày đầu tháng 7 này, trên các tuyến đường nông thôn thuộc các ấp Phước Thạnh, Phước Lập, Phước Lộc (xã Phước Vinh, huyện Châu Thành - Tây Ninh), nhiều hộ gia đình đang tất bật tranh thủ thu hoạch khoai mì.
Ông Nhân - một nông dân ở ấp Phước Lộc cho biết, vì ruộng mì bị mưa gây ngập úng nên mặc dù mì chưa đủ tuổi cũng phải nhổ lên để bán. Vụ này ông Nhân có trên 30 ha mì bị ngập nước, thiệt hại ước trên 300 triệu đồng.
Các đám mì của anh Nguyễn Văn Hớn (0,7 ha), anh Lê Văn Tủng (trên 1 ha), Huỳnh Văn Tâm (0,6 ha) gần đấy cũng đều bị thiệt hại nặng, chỉ còn trơ lại cây.
Ông Đỗ Văn Dũng- Trưởng ấp Phước Lộc cho biết, hiện nay người dân trong ấp đang khốn đốn vì mưa gây ngập úng làm hư hết mì. Kêu lái đến bán đổ bán tháo nhưng không ai dám mua vì mì chưa đến tuổi, chữ bột chẳng có bao nhiêu. Người dân đành ngậm ngùi nhìn mì bị thiệt hại. Chính gia đình ông Dũng cũng bị thiệt hại trên 20 triệu đồng do mì bị ngập gâ úng, thối củ.
Anh Nguyễn Minh Đắng- 37 tuổi cho biết, hiện nay chỉ có lò mì ở xã Hoà Hiệp thu mua củ mì, nhưng giá mua chưa tới 2.000 đồng/kg 30 chữ bột; còn mì của người dân giờ chỉ có 20 chữ bột thì bán chỉ được 1.300 đồng/kg, “nếu trừ công xe thì nông dân chỉ còn thu được 900 đồng/kg, lỗ là cái chắc”- anh Đắng ngậm ngùi nói.
Trong những năm qua, tình trạng trồng mì tràn lan, mạnh ai nấy trồng - cả trên đất trũng nên mới xảy ra tình trạng thiệt hại nặng nề khi có mưa sớm, mưa nhiều. Ngành chức năng cần có biện pháp khuyến cáo để nhà nông hạn chế được thiệt hại trong sản xuất, trồng trot.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 31/7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyên ngư tỉnh kết hợp với Phòng Kinh tế thành phố Cà Mau tổ chức hội thảo mô hình nuôi vịt thịt an toàn sinh học.

Là một xã vùng biển bãi ngang, toàn bộ diện tích đất tự nhiên của Triệu Vân nằm trong vùng cát của huyện Triệu Phong (Quảng Trị), do đó canh tác nông nghiệp khó khăn và nguồn nước tưới không đảm bảo. Nguồn thu nhập từ biển của ngư dân Triệu Vân không nhiều lắm do chủ yếu đánh bắt ven bờ

Từ ngày 6-9 tới, chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với phòng chuyên môn cấp huyện, nơi có cơ sở nuôi chim yến, trường hợp đã nuôi chim yến trước ngày 6-9 thì phải khai báo chậm nhất vào ngày 31-12-2013. Khi có sự thay đổi về quy mô diện tích và số lượng của cơ sở nuôi chim yến, tổ chức, cá nhân nuôi chim yến phải khai báo chậm nhất vào ngày 30-10 hàng năm.

Ngay sau khi kết thúc gieo cấy hơn 36.000 ha lúa mùa, những ngày này nông dân các địa phương bắt tay ngay chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh giúp lúa sinh trưởng, phát triển thuận lợi, tạo tiền đề quan trọng đạt năng suất, sản lượng đề ra.

Thời gian gần đây, hoạt động nuôi tôm phát triển mạnh theo hướng tự phát đã kéo theo sực bùng phát dịch bệnh, môi trường bị suy thoái và ô nhiễm do nuôi tôm với mật độ quá cao, sử dụng kháng sinh và hóa chất với liều cao...