Thúc đẩy xuất khẩu sang Nga tạo thuận lợi từ khâu thanh toán

Hiện nay, các mặt hàng nông sản Việt Nam XK vào Nga đã được giảm thuế thấp hơn từ 30-50% so với trước khi Nga là thành viên WTO.
Thời gian tới, khi FTA giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có hiệu lực, 90% số dòng thuế sẽ được giảm.
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tăng XK vào thị trường Nga, đặc biệt hàng thủy sản Việt Nam nhập khẩu vào Nga được áp dụng thuế nhập khẩu 0%.
Bên cạnh những cơ hội, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), hàng hóa Việt Nam XK vào Nga đang phải đối diện với sự cạnh tranh gay gắt về: Giá, mẫu mã, bao bì, chất lượng, chi phí vận chuyển… với các quốc gia khác có nguồn cung tương tự.
Đơn cử về vận chuyển, Việt Nam phải đưa hàng hóa qua cảng châu Âu rồi mới vòng lại Nga hoặc chuyển tới cảng Vladivostock rồi đi tiếp theo đường xuyên Nga từ Đông sang Tây nên chi phí cao hơn so với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Ấn Độ...
Đối tác Nga (doanh nghiệp nhỏ và vừa) nhập khẩu hàng Việt Nam chủ yếu thanh toán theo hình thức D/P, trả chậm 40-60 ngày (chiếm 95%).
Ngoài ra, ngân hàng Nga yêu cầu doanh nghiệp khi mở L/C phải ký quỹ 100% giá trị hợp đồng (doanh nghiệp lớn ký quỹ 10%) – dẫn tới doanh nghiệp không thanh toán bằng L/C.
Chỉ khi hợp đồng giá trị lớn hơn 500.000 USD, doanh nghiệp Nga mới thanh toán bằng L/C.
Tất cả những yếu tố trên khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam không mặn mà xuất hàng sang Nga.
Phương thức thanh toán bằng ngoại tệ qua ngân hàng nước thứ 3 khi XK sang Nga cũng khó khăn do lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, EU với Nga.
Trong khi đó, giao dịch bằng đồng Rúp tại Việt Nam không phổ biến nên Ngân hàng Nhà nước chưa có cơ chế hình thành tỷ giá VND/Rúp cũng khiến doanh nghiệp gặp khó.
Do đó, tận dụng cơ hội từ FTA với Liên minh Kinh tế Á – Âu nói chung, tăng cường XK sang Nga nói riêng, Cục Xuất nhập khẩu cho rằng, cần có cơ chế, chính sách thuận lợi cho khâu thanh toán giữa doanh nghiệp hai nước; đề xuất giải pháp cải thiện chi phí vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam sang thị trường Nga.
Ngoài ra, đẩy mạnh tuyên truyền về thị trường Nga cho doanh nghiệp trong nước đồng thời quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại thị trường này.
9 tháng đầu năm, Việt Nam XK sang Nga đạt trên 1,07 tỷ USD.
Một số mặt hàng có kim ngạch XK lớn gồm: Điện thoại, máy vi tính và linh kiện, cà phê, dệt may...
Có thể bạn quan tâm

Gạo, cà phê, cao su tiếp tục giảm cả lượng và giá trị xuất khẩu, duy nhất mặt hàng điều giữ tăng trưởng trong 8 tháng.

Sau một thời gian đứng ở mức cao, gần đây giá nhiều loại thực phẩm tươi sống tại thị trường TP Cần Thơ đã "hạ nhiệt" so với trước. Nguồn hàng dồi dào, giới kinh doanh dự đoán nhiều loại thủy sản, thịt gia cầm và thịt heo sẽ còn tiếp tục giảm giá hoặc bình ổn trong thời gian tới.

Từ đầu năm đến nay, dịch bệnh trên tôm đã xảy ra ở 12 xã, phường của 4 huyện, gồm Vĩnh Linh, Triệu Phong, Gio Linh, Hải Lăng và thành phố Đông Hà với tổng diện tích bị bệnh là hơn 223 ha, chiếm trên 20% tổng diện tích nuôi tôm toàn tỉnh Quảng Trị. Trong đó có đến 144 ha các hộ nuôi tự xử lý mà không báo cho cơ quan chức năng lấy mẫu tìm nguyên nhân. Năm nay dịch bệnh bùng phát liên tục nên tôm chết hàng loạt khiến người nuôi thiệt hại hàng tỷ đồng.

Trong những ngày này, giá cà phê vẫn chưa lên như mong mỏi của người còn trữ hàng. Xuất khẩu niên vụ này sẽ không đạt chỉ tiêu. Cà phê chất lượng càng tốt càng “ế”. Đó là những trục trặc trong cách kinh doanh cà phê hiện nay cần được xem lại.

“Để giải quyết khó khăn và thúc đẩy tiêu thụ lúa gạo, chúng ta nên thí điểm lập sàn giao dịch cho mặt hàng này”, ông Nguyễn Minh Toại, Giám đốc Sở Công Thương thành phố Cần Thơ đề xuất như vậy tại phiên thảo luận về “Giải pháp nâng cao giá trị và thúc đẩy tiêu thụ nông sản”.