Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cá Gặp Khó Vì Chất Trifluralin

Nông Dân Nuôi Cá Gặp Khó Vì Chất Trifluralin
Ngày đăng: 23/04/2012

Sau thông tin cá điêu hồng ở chợ đầu mối thực phẩm Bình Điền, TP.HCM (do các thương lái tại tỉnh Đồng Tháp cung cấp) bị phát hiện có chứa chất cấm Trifluralin đã làm giá cá nguyên liệu tại bè và bày bán ở các chợ khu vực ĐBSCL sụt giảm thê thảm.

Bà con nuôi cá điêu hồng trong bè điêu đứng vì nghi án “dính” Trifluralin. Trong ảnh là nông dân nuôi cá bè cồn Tân Long TP Mỹ Tho, Tiền Giang cho cá điêu hồng ăn - Ảnh: Trung Chánh

Điêu đứng vì Trifluralin

Dù thông tin cá điều hồng nhiễm chất cấm Trifluralin vẫn chưa chính thức ai đúng ai sai khi Chi cục Quản lý chất lượng và nguồn lợi thủy sản TPHCM khẳng định đã phát hiện mẫu cá điều hồng tại chợ đầu mối thực phẩm Bình Điền (có nguồn gốc từ Đồng Tháp) có chứa chất cấm, thì phía Chi cục thủy sản Đồng Tháp lại khẳng định không có chuyện cá điêu hồng của Đồng Tháp nhiễm chất cấm Trifluralin.

Không biết thực hư chuyện cá điều hồng chứa chất cấm Trifluralin ra sao nhưng rõ ràng sau thông tin này giá cá đã lao dốc rất mạnh, người nuôi cá đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn. Ông Trần Văn Hùng, hộ nuôi cá bè tại phường Tân Long, TP Mỹ Tho, Tiền Giang cho biết: “Dù không phải là địa phương “dính” nghi án cá điều hồng nhiễm chất cấm nhưng từ khi có thông tin đó giá cá tại khu vực này đã liên tục giảm rất mạnh, tiêu thụ cũng rất là khó khăn”.

Theo bà con nuôi cá điêu hồng trong bè trên sông Tiền ở khu vực quanh cồn Tân Long, Thới Sơn (TP.Mỹ Tho, Tiền Giang) và Cồn Phụng (Châu Thành, Bến Tre) hiện cá điêu hồng chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 12.000 đồng/kg so với mức giá trước khi có thông tin có chất cấm xuất hiện.

Không chỉ người nuôi cá gặp khó khăn, ngay cả tiểu thương kinh doanh tại các chợ như chợ Vĩnh Long, TP Vĩnh Long, Vĩnh Long; chợ Sa Đéc, thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp; chợ Mỹ Tho, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang cũng đứng ngồi không yên vì giá cá giảm, người tiêu dùng quay lưng với loại thực phẩm này. Hiện cá điêu hồng loại 0,5 kg/con chỉ còn 28.000 - 30.000 đồng/kg, giảm 10.000 - 12.000 đồng/kg, nhưng tiêu thụ cũng không được.

Giá cá giảm rất mạnh nhưng giá thức ăn từ đầu năm đến nay vẫn giữ ở mức cao, thậm chí có lúc đã tăng lên khá cao, làm người nuôi cá gặp nhiều khó khăn. Theo tính toán của bà con nuôi cá điêu hồng tại cồn Tân Long, TP Mỹ Tho, Tiền Giang, để nuôi được 1 kg cá thương phẩm, chỉ riêng tiền thức ăn bà con phải bỏ ra từ 25.000 - 27.000 đồng. Với giá bán như hiện tại (24.000 - 25.000 đồng/kg), bà con nuôi cá nắm chắc phần lỗ về mình.

Tôm, cá tra cũng “dính” Trifluralin

Trong khi các cơ quan chức năng đang ra sức làm rõ nguyên nhân cá điêu hồng nhiễm chất cấm xuất phát từ đâu thì thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, từ đầu năm 2010, chất Trifluralin đã được phát hiện trên các lô hàng cá tra và tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Cụ thể, vào đầu năm 2010 Mỹ và EU đã lên tiếng cảnh báo một số lô hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam có chứa chất Trifluralin. Sau đó, Nhật Bản tiếp tục lên tiếng cảnh báo 2 lô hàng xuất khẩu cá tra của Việt Nam có chứa chất Trifluralin vượt mức cho phép ở nước này.

Ngoài cá tra, tôm xuất khẩu của Việt Nam cũng bị các nước nhập khẩu cảnh báo nhiễm dư lượng chất Trifluralin. Cụ thể, vào giữa tháng 9/2010 lần đầu tiên tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam bị Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cảnh báo nhiễm dư lượng Trifluralin vượt mức cho phép.

Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành thông tư số 20/2010/TT-BNNPTNT bổ sung chất Trifluralin vào doanh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.

Tuy nhiên, từ khi thông tư số 20 được ban hành đến nay thì tình hình sử dụng chất Trifluralin vẫn còn diễn biến khá phức tạp và đang lan rộng sang nhiều loại thủy sản khác, ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của người nuôi cá nói riêng và của ngành thủy sản Việt Nam nói chung.

Chất Trifluralin là một loại chất diệt cỏ tiền nẩy mầm được đăng ký sử dụng lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1963 với bằng phát minh sáng chế của của nhà sản xuất Eli Lilly. Chất Trifluralin được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản để với tác dụng diệt nấm, rong rêu.

Có thể bạn quan tâm

Giảm Lệ Thuộc Vào Trung Quốc Rau Quả Chuyển Hướng Xuất Khẩu Giảm Lệ Thuộc Vào Trung Quốc Rau Quả Chuyển Hướng Xuất Khẩu

Tuy nhiên, đa phần các mặt hàng đều XK qua đường tiểu ngạch, luôn tiềm ẩn những rủi ro đối với thương nhân trong nước. Đồng thời, sự lệ thuộc lớn vào một thị trường không ổn định như Trung Quốc đã khiến nhiều mặt hàng XK bắt đầu bị ảnh hưởng và buộc phải tìm giải pháp chuyển hướng.

06/06/2014
Đổ Cà Chua Cho Bò Ăn, Quá Nhiều, Đến Bò Cũng... Chán Đổ Cà Chua Cho Bò Ăn, Quá Nhiều, Đến Bò Cũng... Chán

Cũng như nông dân trồng hành tây tại Đà Lạt, năm nay người trồng cà chua ở Đơn Dương (Lâm Đồng) cũng đang phải đổ bỏ hàng trăm tấn sản phẩm mà mình đã vất vả làm ra.

06/06/2014
Trồng Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng Trồng Rừng Để Hưởng Lợi Từ Rừng

Cung cấp nước tưới giúp khai hoang, tăng diện tích sản xuất lúa 2 vụ; cung cấp gỗ để làm nhà; tăng thu nhập từ các sản phẩm lâm sản phụ. Và mới đây nhất là 42/42 hộ của bản Mới được Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Điện Biên chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng.

06/06/2014
Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo Chọn Giải Pháp Giúp Dân Giảm Nghèo

Sau 5 năm huyện Sơn Hà kiên trì triển khai nhiều giải pháp giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, nhưng kết quả vẫn chưa đạt như mong muốn. Huyện Sơn Hà đang nỗ lực thực hiện những giải pháp mới nhằm đưa nghị quyết này vào cuộc sống.

06/06/2014
Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.

06/06/2014