Kiến Nghị Gói Hỗ Trợ Vốn Cho Con Tôm

Để từng bước tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chế biến thủy sản trong tỉnh, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiến nghị các bộ, ngành Trung ương đưa ra gói hỗ trợ vốn cho con tôm, thông qua việc gia tăng mức tín dụng để các ngân hàng thương mại hỗ trợ các doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi.
Năm 2014, tỉnh Cà Mau phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1,2 tỷ USD. Từ đầu năm đến nay, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 440 triệu USD tương đương 41% kế hoạch năm.
Tuy nhiên, Hiệp hội Chế biến Thủy sản và Xuất khẩu Cà Mau nhận định, thời gian tới, tình hình xuất khẩu gặp nhiều khó khăn do các doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về giá cả, rào cản kỹ thuật ngày càng tăng.
Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có hơn 4.000 doanh nghiệp chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ. Trong số hơn 30 doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Cà Mau, trên 50% số doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản do quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Một số doanh nghiệp thiếu vốn nên chỉ hoạt động cầm chừng.
Mặt khác, người nuôi thủy sản lao đao vì tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi kéo dài mà chưa tìm ra nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả. Tình trạng này đã khiến nhiều hộ nuôi tôm thiếu vốn để đầu tư nuôi vụ kế tiếp nên chọn giải pháp "treo ao".
Thực tế này nhiều khả năng dẫn tới việc thiếu nguồn nguyên liệu cục bộ ở Cà Mau trong thời gian tới.
Ngoài ra, ông Dương Tiến Dũng cũng đề nghị các bộ, ngành Trung ương nghiên cứu sớm ban hành chính sách phát triển nuôi tôm như: tăng vốn đầu tư cho hộ nuôi tôm với lãi suất ưu đãi, xác định rõ nguyên nhân các bệnh gây tôm chết sớm, phổ biến kỹ thuật nuôi mới phù hợp từng vùng cụ thể, quy hoạch lại nuôi trồng thủy sản trong phạm vi vùng, hỗ trợ doanh nghiệp về rào cản thị trường...
Có thể bạn quan tâm

Gia đình anh Trần Đình Vân ở thôn 2, xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, tỉnh Dak Lak) hiện có 3 ha cà phê kinh doanh. Mỗi đợt tưới, với 2 máy bơm tiêu hao khoảng 160 lít dầu, chi phí khoảng 3 triệu đồng. Anh Vân cho biết, thời điểm năm ngoái, gia đình anh phải tốn khoảng 5 triệu đồng để mua dầu chạy máy bơm/đợt tưới. Nhưng đến nay, giá dầu giảm sâu, giúp người dân tiết kiệm khá nhiều.

Những ngày cuối năm âm lịch này, nông dân trồng khoai mỡ ở Phú Mỹ rất phấn khởi, vì thu hoạch khoai mỡ bán được giá cao. Anh Lê Văn Hồng, ấp Phú Thạnh, một trong những hộ trồng khoai mỡ lâu năm trong ấp, phấn khởi cho biết, anh có 8 công trồng khoai mỡ, qua 3 đợt thu hoạch vừa qua được trên 17 tấn khoai mỡ lớn nhỏ.

Trong khi nhiều nông dân ở các địa phương khác phải đốt rơm rạ ngay tại ruộng sau khi thu hoạch xong lúa để chuẩn bị dọn đồng, làm đất xuống giống cho vụ mùa tới thì tại các xã Vĩnh Xuân, Thiện Mỹ (Trà Ôn - Vĩnh Long), nhiều nông dân phấn khởi vì rơm rạ ngoài đồng được thương lái đến thu mua với giá khá cao, từ 1 triệu đồng/ha trở lên.

Những ngày qua, sau khi có thông tin về Công ty TNHH Sản xuất Chế biến rau an toàn (RAT) Ba Chữ (gọi tắt là Công ty Ba Chữ), xã Vân Nội, huyện Đông Anh, Hà Nội lấy rau không rõ nguồn gốc bán cho các siêu thị, Sở NN&PTNT Hà Nội đã chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, làm rõ sự việc.

Ông Phạm Văn Trung - Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Lưu (Trảng Bàng - Tây Ninh) đưa chúng tôi đến ấp Phước Giang thăm gia đình ông Nguyễn Huỳnh Hắng (sinh năm 1963), một nông dân đã sáng chế và đang vận hành thử nghiệm máy xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên ruộng lúa.