Nông dân khổ sở vì bí mất mùa, mất giá

Ông Võ Từ Nghĩa (tổ 14, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) mấy hôm nay như ngồi trên đống lửa vì hơn 2 ha bí của ông đầu tư gần 70 triệu đồng nhưng chỉ thu về được 30 triệu đồng. Ông buồn rầu cho biết: Lúc đầu, thấy cây bí phát triển tốt và ra hoa nhiều tôi mừng lắm. Tuy nhiên, do trời mưa đột ngột nên hoa bị rụng, dẫn đến bí không đậu trái.
Đến khi thu hoạch chỉ được 10 tấn nhưng giá bán chỉ được 3.000 đồng/kg nên tôi chỉ thu về được 30 triệu đồng. Tính ra, tôi lỗ gần 40 triệu đồng”. Ông Nghĩa cũng cho hay, cũng với diện tích trên nhưng năm ngoái sau khi trừ chi phí, ông lãi được trên 30 triệu đồng. Do bị thua lỗ nên ông phải mang sổ đỏ của gia đình lên ngân hàng vay tiền để trả nợ và đầu tư vào vụ bí tiếp theo.
Cũng như ông Nghĩa, gia đình ông Trần Thanh Phương (tổ 8, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) cũng không khỏi buồn rầu vì 2 năm nay, gia đình ông dồn hết công sức cho việc trồng bí mong mang lại thu nhập cho gia đình nhưng không ngờ lại liên tục bị lỗ. Ông cho biết: “Năm ngoái, tôi trồng 1 ha bí và đầu tư hết 44 triệu đồng.
Ban đầu, bí đậu trái nhiều nhưng khi gần thu hoạch, gặp mưa dẫn đến bí bị hỏng nên tôi chỉ thu được 15 tấn, bán giá 2.000 đồng/kg, tính ra bị lỗ 14 triệu đồng. Năm nay, tôi dồn hết công sức vào chăm kỹ 1,3 ha bí để mong có chút lãi bù lỗ cho vụ mùa trước nhưng không ngờ tiếp tục bị thất bại.
Dù thu được 31 tấn bí nhưng chỉ bán được với giá 2.000 đồng/kg với lý do bí cho quả nhỏ nên sau khi trừ 50 triệu đồng tiền đầu tư và các khoản chi phí cho việc thu hoạch, tôi chỉ huề vốn chứ không có lãi”.
Nói về nguyên nhân của việc thu mua bí với giá thấp, bà Ngô Thị Kim Oanh, một thương lái thu mua bí tại đây cho biết: “Năm nay, trời nắng nóng kéo dài, sau đó mưa đột ngột, dẫn đến nhiều quả bí bị nấm nên chúng tôi buộc phải mua với giá thấp. Ngoài ra, chi phí vận chuyển cao, buộc chúng tôi phải ép giá bí xuống thấp”.
Như vậy, cùng với thời tiết không thuận lợi khiến bí bị mất mùa, người nông dân trồng bí còn phải ngậm đắng bán bí với giá thấp vì những lý do trên. Với thực tế này, gần 20 hộ trồng bí trên diện tích hơn 30 ha bí tại làng Bung phải đối diện với tình trạng lỗ vốn nặng.
Có thể bạn quan tâm

Đó là một trong những chính sách ưu đãi chưa từng có trong dự thảo đề nghị hỗ trợ ngư dân, được Bộ NN&PTNT soạn trong vòng 40 ngày, theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, văn bản này sẽ được bàn và thông qua tại cuộc họp Chính phủ vào ngày 28/5.

Khúc sông rộng ấy trở thành nơi chết chóc của loài cá khổng lồ nặng hàng trăm ký. Nó được mệnh danh là con sông tử địa hay nghĩa địa của loài cá hô.

Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nguyễn Quý Thạc cho biết, sản lượng khai thác thủy sản Hải Phòng 5 tháng qua đạt 19.213 tấn, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2013.

Mô hình chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học phù hợp với sự phát triển chăn nuôi trong khu vực đông dân cư, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Trong ảnh: Một mô hình nuôi heo trên nền lót đệm sinh học tại xã Bình Ba (huyện Châu Đức).

Theo các chủ trang trại nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, gần 1 tuần nay, trứng gà được bán tại trại đã ở mức 1.200-1.300 đồng/quả, tăng 300-400 đồng/quả.