Sản Lượng Khai Thác Thủy Sản Tăng Gần 29%

Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nguyễn Quý Thạc cho biết, sản lượng khai thác thủy sản Hải Phòng 5 tháng qua đạt 19.213 tấn, tăng gần 29% so với cùng kỳ năm 2013.
Sản lượng đánh bắt đạt được chủ yếu từ vụ cá Bắc, tập trung ở hai khu vực Tây Bắc và Tây Nam đảo Bạch Long Vỹ. Đây là kết quả rất quan trọng trong bối cảnh khó khăn về ngư trường và phức tạp trên biển Đông hiện nay, đồng thời hướng đến mục tiêu hoàn thành 50,565 nghìn tấn sản lượng thủy san khai thác năm 2014.
Các địa phương có lượng tàu, thuyền lớn như Thủy Nguyên, Đồ Sơn, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng… tiếp tục duy trì các tổ đội sản xuất trên biển nhằm hỗ trợ về thông tin, ngư trường, bảo đảm an toàn trong khai thác thủy sản xa bờ.
Các quận, huyện thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động ngư dân bám biển, vươn khơi; đồng thời khuyến khích chủ tàu cải hoán, nâng công suất phương tiện; đóng mới tàu có công suất lớn phục vụ khai thác xa bờ.
Các địa phương chú trọng tạo điều kiện về thủ tục, cơ chế giúp các hộ tiếp cận nguồn vốn vay đóng mới tàu và mua sắm ngư lưới cụ; hỗ trợ đầu ra sản phẩm, tạo sự yên tâm để ngư dân bám biển, vươn khơi, góp phần phát triển KT-XH thành phố.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ thành một cánh đồng lớn, thời gian qua, tại huyện Chư Jút và Krông Nô, việc triển khai theo mô hình này đã đạt được những kết quả bước đầu.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm.

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Sau nhiều niên vụ liên tục thất bát, cùng thị trường giá mía hiện vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, nhiều hộ dân trồng mía tại huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng tiếp tục chuyển diện tích mía sang nuôi tôm với kỳ vọng mang lại hiệu quả kinh tế hơn.