Nông Dân Kế Sách (Sóc Trăng) Khấm Khá Nhờ Trồng Nấm Rơm

Nấm rơm là loại dễ trồng, mau thu hoạch, dễ tiêu thụ và cho hiệu quả kinh tế cao, nên nghề trồng nấm được duy trì trên địa bàn huyện Kế Sách (Sóc Trăng).
Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.
Theo ông Phan Văn Út (ấp Chót Dung, xã Kế An), tổng chi phí để trồng 30 mét mô nấm (tương đương 1000 m2 diện tích rơm) là 175 ngàn đồng. Năng suất trung bình 1 kg/mét mô nấm, tức 30 kg/1000 m2 diện tích rơm, giá bán bình quân 27 ngàn đồng/kg nấm, tổng thu là 850 ngàn đồng.
Như vậy, lấy công làm lời, mỗi công rơm, trong thời gian 1 tháng đem lại thu nhập 635 ngàn đồng cho người trồng nấm. Bên cạnh đó, rơm rạ hoai mục sau khi chất nấm là nguồn phân hữu cơ rất tốt để bón cho cây trồng. Việc trồng nấm rơm giúp hạn chế việc đốt đồng nên cũng giúp làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.
Theo phản ánh của nhiều nông dân, trong thời gian qua, diện tích trồng nấm rơm không tăng thêm là do một số trở ngại như: Ruộng thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp khiến việc mua và thu rơm gặp nhiều khó khăn; thời tiết thay đổi thất thường nên năng suất nấm không ổn định khi nấm được trồng ngoài trời.
Để khắc phục các khó khăn trên, một số tổ hợp tác có kế hoạch đầu tư máy cuốn rơm, xây dựng trại trồng nấm trong nhà để nghề trồng nấm rơm ngày càng phát triển và bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Với sản lượng khai thác trên 110 nghìn tấn hải sản/năm, Nghệ An có tiềm năng phát triển lĩnh vực chế biến thủy, hải sản, để từ đó tiếp tục thúc đẩy lĩnh vực khai thác ngày một hiệu quả hơn.

Trang trại bò sữa Thanh Hóa 2, đóng tại xã Phú Nhuận (Như Thanh) nằm trong chuỗi 8 trang trại chăn nuôi bò sữa công nghiệp hiện đại của Công ty CP sữa Việt Nam – Vinamilk.

“Gia nhập TPP, ngành Chăn nuôi Việt Nam có 10 năm để chuẩn bị trước khi thuế xuất nhập khẩu về 0%”- Tiến sĩ Đoàn Xuân Trúc - Tổng thư ký Hội Chăn nuôi Việt Nam- khẳng định với phóng viên Báo Công Thương.

Theo Sở NN&PTNT, từ nguồn vốn ngân sách, đến nay tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đầu tư 1 trại heo giống galaxy ở Bà Rịa (trại heo Hòa Long, quy mô 200 con), 1 trại heo giống ở Đất Đỏ (trại heo Phước Hội, quy mô 300 con) và 1 trại gà giống thả vườn xã Phước Hội (Đất Đỏ) qui mô 16.000 con.

Thời điểm hiện nay, người chăn nuôi đang vào vụ chăn nuôi cho thị trường Tết Nguyên đán 2016. Nhờ giá tốt, người nuôi heo tăng đàn. Nuôi gà tuy có gặp khó khăn nhưng sản lượng gà, đặc biệt là gà ta và gà lông màu cho thị trường tết cũng tăng mạnh so với ngày thường.