Nông Dân Giật Mình Vì Phân Bón Giả

Tại Phú Yên và Bình Định, cơ quan chức năng đang vào cuộc về vụ phát hiện 48 bao phân giả nhãn hiệu Bình Điền. Sau đó, nhiều hộ dân khác mới tá hỏa: Thời gian qua đã sử dụng phân bón… tào lao.
Đến chiều 21.2, có thêm ít nhất 20 người dân ở xã Xuân Quang 1, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đến cơ quan chức năng nhờ cứu xét vì đã mua phải phân giả, tương tự 48 bao phân giả nhãn hiệu đầu trâu NPK vừa phát hiện tại 5 trại trồng dưa ở thôn Suối Cối 1 (Xuân Quang 1).
Chủ một trại dưa ở đây, ông Võ Trung Trực (đến từ TX.An Nhơn, Bình Định) bức xúc: “Tất cả mọi người đều mua phân, thuốc trừ sâu từ các đại lý ở Bình Định, mỗi hộ không dưới 30 triệu đồng. Mong cơ quan chức năng điều tra làm rõ bộ mặt của những kẻ sản xuất, bán phân giả cho nông dân”.
Đại diện UBND xã Xuân Quang 1 cho hay, đã tiếp nhận đơn của 5 hộ trồng dưa ở thôn Suối Cối 1 (chủ yếu là người Bình Định đến thuê đất làm) nhờ chính quyền can thiệp vấn đề phân giả. Các hộ này đều mua phân của đại lý phân bón A.T. (TP.Quy Nhơn, Bình Định). Chính quyền xã đang tích cực phối hợp với cơ quan công an để thu thập chứng cứ, xử lý vụ việc, bảo vệ quyền lợi cho bà con.
Theo ông Lê Bá Cung - cán bộ marketing thuộc Công ty cổ phần Phân bón Bình Điền, trước Tết Giáp Ngọ, công ty đã báo cáo bằng văn bản đến Công an Bình Định về việc nghi ngờ 3 đại lý có hành vi sản xuất phân bón giả nhãn hiệu của đơn vị, đó là đại lý phân bón A.T (Quy Nhơn), đại lý phân bón K và đại lý phân bón T (Phù Mỹ, Bình Định).
Công ty Bình Điền đang phối hợp với các ngành chức năng để sớm phanh phui vụ việc, bảo vệ người tiêu dùng và thương hiệu đã được bảo hộ. Riêng loại phân “trà trộn” nhãn hiệu Đầu Trâu của Bình Điền, bị phát hiện tại Đồng Xuân, đích thị là phân giả mạo.
Phóng viên tìm cách liên lạc với đại diện đại lý phân bón A.T, thì được thừa nhận đã bán 48 bao phân cho 5 hộ trồng dưa tại Đồng Xuân. Khi sự việc “bại lộ”, đại lý này đã đem 48 bao phân chính hiệu Bình Điền đến các trại dưa để bồi hoàn. Thế nhưng người của đại lý này nói là “không biết nguồn gốc lô phân rởm, vì mua lại từ một số đại lý khác ở Bình Định, rồi bán lại”.
Có thể bạn quan tâm

Xã Minh Thanh (Sơn Dương) có diện tích rừng chiếm 2/3 diện tích đất tự nhiên. Nhân dân đã tập trung phát triển kinh tế rừng, thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, coi đây là mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương..

Thực hiện kế hoạch tổ chức lại sản xuất trên cơ sở liên kết giữa các nông hộ sản xuất lúa nhỏ lẻ thành một cánh đồng lớn, thời gian qua, tại huyện Chư Jút và Krông Nô, việc triển khai theo mô hình này đã đạt được những kết quả bước đầu.

Sau khi được hợp nhất, hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu tưởng chừng sẽ trở thành điểm tựa cho người dân nghèo xứ bãi bồi cũng như người nghèo thập phương. Thế nhưng, sau một thời gian thả nuôi, mục tiêu ấy giờ đây không được hiện thực hoá khi giá nghêu giảm thê thảm.

Năm 2014, ngành thủy sản phấn đấu đạt chỉ tiêu: Diện tích 9.930 ha, tổng sản lượng đạt 29,2 ngàn tấn, chỉ đạo tăng tỷ lệ giống mới trong cơ cấu giống nuôi lên 35%.

Những năm gần đây, sự chuyển hướng của người tiêu dùng sang những sản phẩm sạch, an toàn, có giá trị dinh dưỡng cao đã mở ra cơ hội thúc đẩy nghề trồng nấm ở Yên Khánh (Ninh Bình) phát triển mạnh. Nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao so với nhiều cây trồng khác, góp phần xóa đói, giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân.